Khám phá

Vì sao Bao Công lại có vết sẹo hình trăng khuyết giữa trán?

Bao Công là hình tượng gắn liền với tuổi thơ của không ít game thủ, chắc hẳn nhiều người lúc xem phim sẽ hỏi “tại sao Bao Công lại có vết sẹo đặc biệt này”?

Hé lộ số phận Triển Chiêu sau khi Bao Chửng qua đời / Sự thật vua mắc bệnh hiếm muộn, Bao Chửng vẫn đem "Hoàng Thái tử" ra chém, cứu cả cơ nghiệp nhà Tống

Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 – 1063).

Bao Công là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc và giới trẻ Châu Á thông qua phim ảnh.

Nhân vật Bao Công được đưa vào những bộ phim rất thành công và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim lại hoàn toàn khác so với Bao Công thật sự. Bao Thanh Thiên có khuôn mặt đen và vầng trăng khuyết trên trán là hình ảnh thường thấy trên phim.

Bao Công đời thực thậm chí lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Tương truyền, Bao Công là một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên là Văn Khúc Tinh Quân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ.

Nhiều giai thoại hư cấu rằng Bao Công còn xử án ở âm phủ để tăng thêm sắc màu hư ảo của vụ án

Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất. Dù là một người được lòng vạn dân, nhưng Bao Công là một người rất nghiêm khắc với gia đình. Dưới ảnh hưởng và sự dạy dỗ của cha, các con của ông cũng sống rất giản dị, đúng chuẩn mực. Bao Công từng tuyên bố với các con của ông rằng: “Nếu bất kỳ ai trong các con vi phạm luật lệ, đều không được chôn cất trong lăng mộ của tổ tiên”.

Bao Công trong phác họa của dân gian là người có da sáng, chính trực, liêm minh

Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Sau khi ông mất, Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.

Mộ Bao Công đã được con cháu thay đổi nhiều lần để tránh các cuộc binh biến

Theo sử sách thống kê, trong suốt cuộc đời làm quan của mình, ông trừng trị không dưới 30 người thuộc dòng dõi quyền quý, hoàng thân quốc thích, thậm chí ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – bố đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm