Vì sao Dương Quý phi được vua si mê nhưng vẫn bị đuổi về nhà ngoại 2 lần?
Tật xấu nào của Dương Quý Phi người thường khó chịu, Đường Huyền Tông lại si mê? / AI vẽ lại chân dung Dương Quý Phi, chứng minh 'lỗi lầm' của hoàng đế nổi tiếng là khó tránh khỏi
Dương Quý phi (719-756) - mỹ nhân được sủng ái nhất của Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng)- là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại. Cuộc đời đầy chất truyền kỳ khiến hình tượng mỹ lệ của nàng đi vào rất nhiều tác phẩm nghệ thuật hơn nghìn năm qua, từ thơ ca, tiểu thuyết đến hội họa, âm nhạc, phim ảnh...
Từ con dâu thành sủng phi
Nàng vốn là vợ của Thọ vương Lý Mạo, con trai Đường Minh Hoàng và Võ Huệ phi - một người được vua cực kỳ sủng ái. Sau khi Võ Huệ phi qua đời, vua rất đau buồn nhung nhớ, và nỗi đau khổ này cũng chấm dứt khi một mỹ nhân mới lọt vào mắt ông, đó là nàng dâu họ Dương.
Tương truyền, để biến con dâu thành phi tần, Đường Minh Hoàng đã theo "tư vấn" của bề tôi thân tín, yêu cầu đưa Thọ vương phi vào cung làm đạo cô để sớm hôm đèn nhang cầu phúc cho Võ Huệ phi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Một khi đã thành đạo cô, người phụ nữ này xem như đã "xuất thế", không còn là vợ Lý Mạo nữa. Vì vậy mà sau đó, Đường Minh Hoàng có thể đường hoàng nạp nàng làm phi.
Tranh vẽ Dương Quý Phi của họa sĩ Nhật Bản Nagasawa Rosetsu thế kỷ 18.
SáchTân Đường thưviết:"Có người tấu nói Dương Ngọc Hoàn vốn tư chất thiên đĩnh, đáng được sung nhập Dịch đình. Liền đó vào năm thứ 28 (năm 740), tháng 10, lấy danh nghĩa cầu phúc cho Đậu Thái hậu, Huyền Tông yêu cầu Thọ vương phi Dương thị nhập cung với thân phận đạo sĩ, hiệu Thái Chân".
Thuyết khác kể: Một hôm, Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy vương phi là giai nhân tuyệt sắc, tinh thông ca vũ, nghĩ rằng mỹ nhân này có thể thay được Võ Huệ phi trong lòng vua. Nhân buổi hầu, hoạn quan Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Võ Huệ phi. Do đó, Thọ vương phi Dương thị phải vào Hoa Thanh cung, đến Tập Linh đài làm nữ đạo sĩ. Đường Huyền Tông trông thấy Dương phi, lập tức si mê ngay. Ông muốn nàng vào cung nhưng lại ngại chuyện bố chồng con dâu. Cao Lực Sĩ bèn nghĩ ra cách đưa Vi thị làm Thọ vương phi thay thế, do đó Huyền Tông mới nạp Dương Ngọc Hoàn vào cung.
Dù mỹ nhân họ Dương vào cung theo cách nào thì sự thật nàng vẫn là người được Đường Huyền Tông sủng ái bậc nhất. Theo sáchCổ kim cung vi mật ký, Huyền Tông từng nói: "Trẫm có được quý phi như có bảo vật quý nhất trần thế". Vua yêu nàng đến nỗi cả gia đình đều được vinh hiển, trở thành một thế lực lớn thời bấy giờ. Các chị của nàng đều được phong nhất phẩm phu nhân, ăn bổng lộc hàng tháng, các em và anh trai nàng đều được ban chức quan.
Và cũng vì quá đắc sủng nên mới xảy ra chuyện Dương Quý Phi bị vua đuổi về nhà ngoại đến hai lần.
Hai lần bị đuổi về nhà ngoại
Được yêu chiều quá mức nên Dương Quý Phi sinh ra kiêu ngạo, không ít lần thách thức cả quyền lực của Đường Minh Hoàng. Nhà vua nhịn nàng rất nhiều, nhưng cũng có những lúc phải lấy quyền quân vương để trừng phạt.
Dương Quý phi trên phim.
Vào tháng 7 năm Thiên Bảo thứ 5 (năm 750), Dương Quý phi cậy sủng kiêu căng, đắc tội Huyền Tông nên bị đưa trả về nhà anh họ Dương Tiêm. Cả sáchTân Đường thưvàCựu Đường thưđều cho biết, sau khi Quý phi bị bắt xuất cung, nhà vua đều ăn uống không ngon miệng. Hoạn quan Cao Lực Sĩ đoán biết nguyên nhân, bèn bày ra cách tự ý đem những vật dụng trong cung của Quý phi chất lên xe trả về nhà họ Dương, khoảng hơn trăm món. Sau đó khi vua giận dữ quát mắng những kẻ hầu cận dám đem đồ của Quý phi đi, Cao Lực Sĩ quỳ xuống xin vua triệu Quý phi về.
Đêm đó, Dương Quý phi được Cao Lực Sĩ đưa về cung. Nàng dập đầu tạ tội và lại được sủng ái như trước. Thậm chí ông anh họ Dương Tiêm còn được nhận hàm tam phẩm.
Năm Thiên Bảo thứ 9, Dương Quý phi lại một lần nữa đắc tội, bị đuổi về nhà ngoại. Một vị quan là Cát Ôn tâu lên Huyền Tông:"Đàn bà là những người không có đầu óc nhìn xa, nay ngỗ ngược thánh ý, là vì Quý phi hưởng quá nhiều ân sủng. Bệ hạ hà cớ gì còn lưu giữ lại, chi bằng lập tức ban chết, lại còn tiếc mà để Quý phi có thể về nhà, đem cái tiếng xấu ra ngoài sao?".
Huyền Tông nghe vậy có hơi "lung lay", khi dùng bữa thì sai chia ra mang cho Quý phi một phần, lệnh cho Trung ngự sử Trương Thao Quang đến truyền đạt ý vua. Quý phi lạy tạ nói:"Thiếp trái thánh ý, tội thực đáng chết. Đồ đạc trang phục là do thánh ân ban thưởng, chưa tiện lấy đi, chỉ có tóc là do cha mẹ để lại, là căn bản". Rồi Quý phi dùng đao cắt tóc, đưa cho Thao Quang nhờ chuyển đến vua. Nhìn thấy lọn tóc, Huyền Tông hết hồn, vội sai Cao Lực Sĩ đón về, yêu thương không kém gì trước đó.
Về nguyên nhân Dương Quý Phi gây tội dẫn đến phải xuất cung, nhiều ý kiến suy đoán rằng ở lần bị đuổi đầu tiên, nàng vì ghen mà nói những lời thất thố, khi Đường Minh Hoàng sủng ái cả Mai phi. Sau đó các học giả đã xác định Mai phi là nhân vật hư cấu, xuất phát từ thực tế Đường Minh Hoàng rất đa tình. Tuy nhiên, giả thiết Quý phi ghen tuông mất kiểm soát không phải không có cơ sở. Trong lần xuất cung thư hai, nhiều người đoán rằng Huyền Tông chỉ muốn răn đe "nhà ngoại" một chút, vì gia tộc họ Dương lúc đó hưởng quá nhiều ân huệ. Vì thế nên sau đó ông phải tìm cách để đưa Quý phi về.
Dương Quý phi ở bên Đường Minh Hoàng 16 năm. Sự sủng ái quá mức nhà vua dành cho nàng và sự lộng hành của những thế lực xung quanh nàng góp phần dẫn đến loạn An Lộc Sơn. Khi An Lộc Sơn tạo phản, Đường Minh Hoàng đưa Dương Quý phi bỏ chạy khỏi kinh thành. Trong lúc nguy cấp, tướng sĩ đòi nhà vua phải ban chết cho Dương Quý phi - người theo họ là nguồn cơn của mọi tai họa - thì mới chịu phò tá cứu nguy. Không còn cách nào khác, nhà vua đành gạt nước mắt cho người đưa ái phi của mình đi thắt cổ. Lúc này, đại mỹ nhân 37 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
Miền Nam được tính từ tỉnh nào?
Bức tranh đắt nhất lịch sử Việt Nam có giá hơn 70 tỷ, được vẽ bởi một họa sĩ tài hoa lừng danh