Vì sao gỗ lại bắt lửa còn kim loại thì không?
Bầy chó hoang hợp sức, đánh đuổi kẻ thù linh cẩu / Khám phá thiên nhiên hoang dã tại khu rừng nguyên sinh hàng triệu năm tuổi
Đốt cháy là phản ứng hóa học giúp một hệ thống không ổn định với những liên kết hóa học tương đối yếu giải phóng năng lượng. Mọi vật có xu hướng chuyển về năng lượng thấp và ổn định hơn, đặc biệt là các phân tử hữu cơ. Do đó, các vật liệu như gỗ và giấy được làm từ cellulose - một phân tử bao gồm các liên kết yếu giữa carbon, hydro và oxy - dễ bắt lửa.
Theo nhà hóa học Carl Brozek tại Đại học Oregon, nhiên liệu là thứ cháy được, có thể là bất cứ thứ gì hình thành từ vật liệu hữu cơ. Trong trường hợp này, "hữu cơ" dùng để chỉ phân tử được tạo ra từ những liên kết chủ yếu là carbon - hydro, đôi khi gồm cả oxy hoặc nguyên tử khác như phốt pho, nitơ.
Những vật liệu dễ bắt lửa như gỗ và giấy hình thành từ cellulose - phân tử chứa các liên kết giữa carbon, hydro và oxy. Khi một vật nào đó cháy, nó sẽ giải phóng rất nhiều năng lượng bởi vì lúc đó hệ thống không ổn định có năng lượng cao chuyển xuống trạng thái ổn định có năng lượng thấp hơn.
Khi gỗ cháy, cellulose trong nó được chuyển hóa thành khí cacbonic và hơi nước - cả hai đều là những phân tử rất ổn định với các liên kết bền vững. Năng lượng được giải phóng trong phản ứng hóa học này khiến electron trong phân tử không khí xung quanh chuyển lên trạng thái kích thích và phát ra ánh sáng. Đây chính là lý do vì sao chúng ta nhìn thấy các đốm lửa màu vàng xung quanh que củi cháy.
Thay vì truyền nhiệt đi, gỗ giải phóng năng lượng nhận được bằng cách bắt lửa. Nếu chúng ta khiến gỗ có thể hấp thụ nhiệt tốt hơn thì nó cũng có thể không cháy khi tiếp xúc với lửa. Brozek cho biết, nếu ngọn lửa được châm vào cốc giấy chứa đầy nước, cốc giấy sẽ không cháy do nước trong cốc có thể hấp thụ nhiệt.
Cách tạo ra lửa từ gỗ
Tưởng tượng một ngày nào đó bị lạc trong một khu rừng rậm hay trôi dạt vào một hòn đảo hoang vắng. Khi chưa có người đến ứng cứu, chính bạn sẽ là người tự tìm cách giải quyết. Nếu vô tình rời vào hoàn cảnh như vậy, việc tạo ra lửa là vô cùng quan trọng, giúp bạn giữ ấm, nấu thức ăn, đun nước, chống lại thú hoang, tạo ra tín hiệu nhờ khói và nhiều công dụng khác.
Nếu không mang theo bật lửa hay diêm, hãy tự tạo ra ngọn lửa chỉ với hai que gỗ nhỏ, một trong những cách tạo ra lửa từ xa xưa. Những gì bạn cần là một thanh gỗ dài và một thanh ngắn hơn, một con dao hoặc một tảng đá nhỏ có cạnh sắc, một bó bùi nhùi có thể làm từ các cành lá cây khô, vỏ dừa, hoặc các vật liệu dễ bắt lửa.
Điều đầu tiên là dùng dao hoặc hòn đá có cạnh sắc, mài trên thân thanh gỗ dài để tạo một bề mặt phẳng, sau đó tạo thêm một rảnh nhỏ trên bề mặt đó. Tiếp tục cắt vát đầu của thanh gỗ nhỏ. Cố định thanh gỗ dài, bạn có thể ngồi lên nó. Sau đó nắm chặt thanh gỗ ngắn bằng cả hai tay, liên tục dùng sức nén và mài lên thanh gỗ dài trong phần rãnh đã tạo.
Tốc độ phải được đẩy nhanh cho đến khi xuất hiện khói và phần mạt gỗ bắt đầu cháy. Bạn có thể dừng lại và cẩn thận chuyển phần mạt gỗ đang cháy qua bó bùi nhùi đã chuẩn bị trước. Lúc này nhẹ nhàng thổi vào bó bùi nhùi cho đến khi ngọn lửa xuất hiện. Hãy nhớ nguyên liệu cháy, oxy và nhiệt là ba yếu tố cần thiết để tạo ngọn lửa. Khi ngọn lửa dần xuất hiện, bạn có thể thổi mạnh hơn và thêm các cành cây khô để giữ lửa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn