Trung Quốc: Phát hiện choáng ở nơi đào kho báu 80 năm chưa hết
Đào bãi rác, choáng vì "kho báu thần Vệ Nữ" 1.800 tuổi / Dò kim loại trên đồng, phát hiện kho báu kép làm "choáng" giới khoa học
"Tất cả các yếu tố cơ bản của một khu định cư trung tâm đã được phát hiện tại địa điểm" - nhà nghiên cứu Xu Lianggao từ Viện Khảo cổ học Trung Quốc cho biết tại cuộc họp báo vừa được Cục Quản lý Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh.
Một món trang sức nạm ngọc được khai quật từ di tích - Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC TRUNG QUÔC
Theo Live Science, phát hiện mới là một thị trấn thời đại đồ đồng hoàn chỉnh, tọa lạc giữa địa điểm khảo cổ Zhaigou rộng lớn, cách thành phố hiện đại Ngọc Lâm ở tỉnh Thiểm Tây khoảng 110 km về phía Nam.
Đó là một khu vực rộng lớn trải rộng trên 11 ngọn đồi, bao phủ diện tích hơn 3 km2. Nơi đây từng nổi tiếng vì những người nông dân liên tục đào được kho báu từ năm 1940 đến nay.
Kể từ tháng 6-2022, một cuộc khai quật lớn đã được tổ chức tại địa điểm và ngay lập tức làm lộ diện 9 ngôi mộ cực kỳ xa hoa của quý tộc triều đại nhà Thương (năm 1600 trước Công Nguyên đến năm 1046 trước Công Nguyên).
Các ngôi mộ ngày chứa đầy báu vật bao gồm các bình đồng, đồ gốm tuyệt tác, đồ trang trí khảm ngọc, các hiện vật ngọc bích chạm khắc...
Một báu vật bằng ngà nạm ngọc gây chú ý trong hơn 200 món đồ tuyệt tác đã được các nhà khảo cổ đem về từ tàn tích - Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC TRUNG QUỐC
Khu nghĩa trang xa hoa được tìm thấy trong gian đoạn đầu cuộc khai quật, với nhiều mộ cổ được xếp thẳng hàng, chứa kho báu vô giá bên trong - Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC TRUNG QUỐC
Hàng loạt ngôi mộ khác kém xa hoa bằng nhưng cũng chứa nhiều kho báu quý giá được phát hiện xung quanh, khiến một công bố sơ bộ hồi cuối tháng 5-2023 cho rằng khu vực này chứa đựng một nghĩa trang khổng lồ của giới quý tộc và những người giàu có.
Tuy nhiên, các bước khai quật tiếp theo cho thấy nghĩa trang chỉ là một phần nhỏ của khu di tích, khi các tàn tích của một khu định cư cổ đại được hé lộ.
Thị trấn cổ này chứa đựng nhiều kho báu và có kỹ thuật xây dựng vượt bậc, khiến các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng đó là thủ đô của một quốc gia chưa từng biết, bị chinh phục bởi nhà Thương.
Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi Thiểm Tây cùng với các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây được coi là "cái nôi" của nền văn minh Trung Quốc cổ đại ở lưu vực sông Hoàng Hà. Triều đại nhà Thương là triều đại sớm nhất lưu lại các bằng chứng khảo cổ học phong phú và rõ ràng, dù có một ít bằng chứng về triều đại nhà Hạ trước đó.
Trung tâm của thị trấn được xây dựng trên nền đất nện, với các tòa nhà mang nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả các xưởng thủ công và lò nung gốm, hứa hẹn mở "cánh cửa thời gian" giúp các nhà khoa học khám phá đầy đủ chưa từng thấy về cuộc sống hơn 3.000 năm trước.
Ngoài ra, kênh truyền hình CGTN đưa tin các nhà khảo cổ vừa khai quật được cả một số mảnh đồng của xe ngựa và hài cốt ngựa, là bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về sự xuất hiện của xe ngựa ở Trung Quốc cũng như phong tục chôn cả ngựa lẫn xe như vật tùy táng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ