Vì sao hậu duệ nhà Lê bị vua Nguyễn đày vào Nam?
Khám phá 10 điểm tham quan nổi tiếng nhất Hồng Kông / Chú ngựa trở thành sao trên mạng xã hội nhờ có bờm đẹp như mái tóc nàng Rapunzel
Những ân điển ban đầu
Ngay từ khi tiến quân ra đến Thanh Hóa, theo Đại Nam thực lục, vua Gia Long đã "với người già ở làng Bố Vệ (thuộc huyện Đông Sơn, nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) hỏi về sự tích cũ miếu nhà Lê". Khi những người dòng dõi họ Lê đem trâu rượu đến lạy mừng, "vua yên ủi rồi cho về".
Khi chiếm được kinh thành cũ Thăng Long ngày 12 tháng 6 (âm lịch) năm 1802, bắt được vua Quang Toản và triều thần nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã "thân đến yết miếu Lê Thái Tổ". Đến tháng 9, sau khi tìm kiếm, vua Gia Long phong cho người thuộc dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Hoán làm Diên Tự công.
Vua Gia Long (trái) và con trai là vua Minh Mạng (ảnh tư liệu).
Trước đó, trong thời Tây Sơn, Duy Hoán theo cha là Duy Chi - em trai vua Lê Chiêu Thống - chạy đến Bảo Lạc, Duy Chi bị giết, Duy Hoán lẩn nấp nương nhờ phiên thần Thái Nguyên là Ma Thế Cố. Đến khi giành được chính quyền, vua Gia Long sai hỏi dòng dõi nhà Lê, Thế Cố đem việc ấy tâu lên. Vua bèn triệu Lê Duy Hoán mà phong tước công (là tước cao nhất trong 5 bậc quý tộc) cho. Các chi họ Lê đều được miễn binh đao và thân thuế.
Vua Gia Long lại cho phép Diên Tự công hằng năm thu tiền tô dung hơn.
2.600 quan tiền, lại thêm tiền kho 370 quan để dùng vào việc tế tự; cấp cho 10.000 mẫu ruộng, hằng năm thu thóc tô hơn 6.000 hộc, chia cấp cho người trong họ làm lộc thường. Khi Duy Hoán vào tạ, vua ban cho mãng bào (áo bào thêu hình rắn, là phẩm phục dành cho hoàng tử) và mũ áo.
Nhưng ngay trong năm sau, năm 1803, vua Gia Long đã cho dời miếu nhà Lê từ Thăng Long về xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Những trừng phạt về sau
Nhưng là một hậu duệ của một triều đại vừa kết thúc, cuộc sống của Diên Tự công Lê Duy Hoán không hề diễn ra suôn sẻ. Do sự xúi dục của một người môn hạ là Đỗ Doanh Hoành, Duy Hoán tham gia nổi dậy chống nhà Nguyễn cùng mưu chủ Đặng Đình Thạnh.
Lê Duy Hoán được tôn làm Trinh Nguyên hội chủ, xưng là vua Lê. Năm Gia Long thứ 16 (1817), khi Duy Hoán sai người về Bắc Thành chiêu mộ quân sĩ, thì sự việc bị phát giác, Duy Hoán và bè đảng bị bắt và khép vào tội chết.
Không hiểu vì lẽ gì, mà trong vụ án này, lại có lời khai của Duy Hoán cho rằng Nguyễn Văn Thuyên, con của Tiền quân Nguyễn Văn Thành, nguyên Bắc thành Tổng trấn, cũng dự mưu. Chính vì lời khai này mà Nguyễn Văn Thành bị bắt giam rồi tự tử chết. Duy Hoán, Văn Thuyên sau đó bị xử lăng trì.
Khi Lê Duy Hoán bị giết, người con thứ của ông là Lê Duy Lượng mới 3 tuổi, được thủ hạ là Lê Duy Nhiên cứu, đưa vào nuôi trong gia đình quan lang người Mường họ Quách ở vùng Chi Nê, Hòa Bình hiện nay. Khi vua Minh Mạng định bãi bỏ chính sách cho các gia đình quan lang được thế tập cai quản địa phương, năm 1832, anh em họ Quách và họ Đinh đã nổi dậy, bầu Lê Duy Lượng làm minh chủ.
Cuộc nổi dậy đã bị Tổng đốc Nghệ Tĩnh Tạ Quang Cự điều quân đàn áp. Tháng 6 năm 1833, cuộc nổi dậy bị dẹp tan, anh em họ Quách và họ Đinh trốn thoát, nhưng Lê Duy Lượng và Lê Duy Nhiên bị bắt và giải về kinh, sau đó bị xử tử với hình phạt lăng trì.
Hai anh em họ Quách là Quách Tất Công và Quách Tất Tại chưa bị bắt vẫn không bỏ cuộc. Năm 1836, họ lại đưa một người con cháu họ Lê là Lê Duy Hiển, con của hoàng thân Lê Duy Trạch, lên làm minh chủ.
Chân dung vua Minh Mạng (ảnh tư liệu)
Cuộc khởi nghĩa này chiếm được nhiều vùng đất ở miền rừng núi Thanh Hóa, cho đến năm 1837, thì vua Minh Mạng điều Kinh lược phó sứ Nguyễn Đăng Giai đưa quân hợp cùng Kinh lược Tạ Quang Cự và Tham tán Hà Duy Phiên dẹp được. Lê Duy Hiển, Quách Tất Công, Quách Tất Tại đều bị bắt và tử hình.
Cuộc di cư ép buộc
Sau khi dẹp yên các cuộc nổi dậy mang danh nghĩa con cháu họ Lê này, vua Minh Mạng cho dời tất cả con cháu nhà Lê vào các địa phương từ Quảng Nam trở vào phía Nam để giám sát, ở mỗi huyện chỉ cho phép ở 15 người, mỗi người một cấp 10 quan tiền, 1 mẫu ruộng công.
Đến khi vua Thiệu Trị lên ngôi, khi xét về các con cháu của nhà Lê, vua phán rằng: "(Việc vua Minh Mạng cấp cho tiền và ruộng đất), đó là lòng thương của Tiên đế nghĩ đến con cháu của triều trước, cho họ đến ở chỗ đất yên vui, biệt riêng giới hạn, để được cùng hưởng phước thăng bình. Nay họ đã được sinh sống yên nghiệp, không nên lại dời đổi đi nơi khác nữa".
Thậm chí về sau, khi triều Nguyễn nhận thấy các hậu duệ của nhà Lê không còn có là mối nguy hiểm nữa, ngỏ ý cho họ trở về quê hương ở Thanh Hóa hoặc miền Bắc, nhưng do đã an cư lạc nghiệp, họ đều xin phép được ở lại định cư vĩnh viễn và trở thành cư dân địa phương cho đến tận ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất