Vì sao hoàng đế Gia Khánh mất không có quan tài?
Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt? / Kẻ "buôn vua bán chúa" nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa là ai?
Theo quy định, hoàng đế nhà Thanh sau khi lập vị phải làm hai việc rất quan trọng và thần bí. Thứ nhất chọn và quyết định một mảnh vạn niên cát địa (mảnh đất cát lợi vạn năm), nghĩa là phải tìm một mảnh phong thủy bảo địa để sau này làm chỗ táng cho chính mình. Thứ hai phải tự chuẩn bị một cỗ quan tài.
Quan tài của người Mãn Châu có hình dạng rất đặc thù. Đầu quan tài có quả hồ lô nên còn được gọi là quan tài hồ lô hay kỳ tài. Gỗ để quan tài này có sự phân biệt khác nhau. Hoàng thượng, hoàng thái hậu, thái hậu, hoàng quý phi dùng gỗ lim, từ quý phi trở xuống thì dùng gỗ sam. Do quan tài phải sơn và trang trí mất nhiều thời gian nên phải chuẩn bị trước rất lâu.
Hoàng đế Gia Khánh băng hà tại Thừa Đức. Cả triều đình trở nên cuống quýt, không chỉ không tìm thấy mật chỉ mà ngaycỗ quan tài cũng chẳng thấy đâu. Gia Khánh mất vào mùa hè oi bức, nóng nực. Thi thể rất dễ bị phân hủy, vì thế cần phải tìm ngay một cỗ quan tài phù hợp mới không bất kính với hoàng thượng.
Về chuyện này người lo lắng nhất chính là Đạo Quang hoàng đế. Đây là vật thần bí và vô cùng quan trọng, tại sao giờ không tìm thấy. Hoàng đế Đạo Quang ra chỉ dụ đặc biệt lệnh cho các vương công đại thần ở Bắc Kinh trong vòng 600 dặm phải tìm được cỗ quan tài phù hợp.
Ngày 27.7 năm thứ 25 Gia Khánh, vương công đại thần báo trong phủ nội vụ còn lại một cỗ quan tài bằng gỗ lim từ thời Càn Long. Nhận được tin báo, Đạo Quang hoàng thượng vội ra lệnh phải chuyển ngay cỗ quan tài đến Thừa Đức. Để thuận tiện và kịp thời, ông lệnh cho tam đệ Miên Khải, ngũ đệ Miên Du nhanh chóng từ Nhiệt Hà trở về chịu tang cha.
Thi thể của hoàng đế Gia Khánh sau khi mất 7 ngày cuối cùng cũng được khâm liệm. Quan tài của Gia Khánh được xưng là “đại hành hoàng đế tử cung". Tử cung của hoàng đế Gia Khánh được khởi linh tại điện Đạm Bạc Kính Thành ở Tỵ Thử sơn trang.
Việc đưa linh cữu về Tử Cấm Thành phải thuê rất nhiều phu khiêng quan tài. Phu khiêng có lúc 32 người có lúc 80 người, có lúc 128 người. Tổng cộng lên đến 7.920 người khiêng. Trải qua hành trình 10 ngày, đến ngày 22.8, quan tài của hoàng đế Gia Khánh mới vào đến Tử Cấm Thành, đi qua cửa Đông Môn, cửa Cảnh Vận và được quàn tại cung Càn Thanh. Cuối cùng hoàng đế Gia Khánh đã về đến nhà.
Quan tài đặt ở chính điện là để tiện cho hoàng gia làm lễ tế. Hoàng đế kế vị sẽ mặc đồ tang màu trắng làm chủ tang. Hoàng hậu, phi tần, cung nữ, hoàng tử, công chúa, hoàng tôn, phúc tấn và vương công có quan hệ huyết thống gần thì ngồi ở mấy chiếu trong điện tế hành liệm. Ngoài điện, các vương hầu, phúc tấn, phu nhân, quận chủ, huyện quân trở lên ngồi ở thềm son bên phải, kì viên (người Mãn Châu) thì gác ở bên trái, quan viên người Hán và các quan viên khác thì hành lễ chịu tang.
Nghi thức hành lễ vô cùng phức tạp. Sáng sớm, giữa trưa và giờ Thân buổi chiều đều phải làm ba lễ tế. Cơm canh thịnh soạn ba bữa mỗi ngày giống như hầu hạ hoàng đế lúc còn sống. Sau khi quàn tại cung Càn Thanh 18 ngày sẽ di quan đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng.
Quan tài sẽ được quàn tại đây nửa năm đến ngày 11.3 thì di quan đến lăng tẩm. Lăng tẩm của hoàng đế Gia Khánh là Xương Lăng, là nơi mà phụ hoàng Càn Long sinh thời đã chọn. Ngày 23.3 thì làm lễ đại tang ở Xương Lăng, tử cung của Gia Khánh được đặt lên giường ngọc trong địa cung. Địa cung được đóng chặt bằng 4 lớp cửa đá khắc hình 8 tượng Phật lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý