Vị vua nhu nhược nhất nhà Thanh: Thấy vợ bị mẹ tát, lăn ra ngất xỉu, vài ngày sau qua đời
Thú vị vua Heo và Trạng Lợn trong truyện dân gian Việt Nam / Nguyễn Công Trứ - vị quan 'ngông' dưới ba đời vua
>> DÒNG BÀI HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Nhà Thanh có hơn 10 vị Hoàng đế, nhưng có lẽ Đồng Trị là vị vua bạc mệnh nhất, và có lẽ cũng là người nhu nhược và bất hạnh nhất.
Từ việc học hành đã bị mẹ nhồi nhét ngay từ khi còn nhỏ
Thanh Mục Tông là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1861 đến năm 1875, khoảng 14 năm. Trong thời gian trị vì, ông có hai niên hiệu là Kỳ Tường Đế (Từ tháng 8 - tháng 12 năm 1861) và Đồng Trị Đế (1862 - 1875).
>> Xem thêm: Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm
Ngay từ khi còn nhỏ, Hoàng đế Đồng Trị đã chịu sự quản lý nghiêm ngặt thái quá của mẹ là Thái hậu Từ Hy. (Ảnh minh họa)
Đồng Trị Đế tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị (sau này chính là Từ Hy Thái hậu).
>> Xem thêm: 10 triết lý sống quý hơn vàng ngọc của Gia Cát Lượng
Năm Hàm Phong thứ 11 (1861) tại Nhiệt Hà, Hoàng tử Tải Thuần mới lên 5 tuổi đã được vua cha phong làm Hoàng thái tử, đồng thời di chiếu lại cho 8 vị đại thần làm phụ chính hỗ trợ cho Tiểu Hoàng đế.
Ngay từ khi còn nhỏ, Đồng Trị đã nhận được sự giáo dục nghiêm khắc của những bậc tiền bối do đích thân Từ Hy tuyển chọn. Tưởng đâu sự bồi đắp kỹ càng này sẽ cho ra một nhân tài về sau, song mọi chuyện hoàn toàn ngược lại.
Bị nhồi nhét đủ các loại kinh thư, tư tưởng về các bậc thánh hiền, bài học trị dân trị nước đến đạo làm người cộng thêm sức ép từ việc học cũng như kỳ vọng cao của người mẹ tham vọng, cậu bé Đồng Trị đã chẳng còn hứng thú, thậm chí còn sợ hãi và chán nản với việc học hành.
>> Xem thêm: Gia Cát Lượng mượn lực của Tào Tháo và 3 bài học về nghệ thuật nhờ vả ai cũng nên áp dụng
Theo nhật ký ghi lại của Ông Đồng Hòa, con trai một vị sư phó của Đồng Trị thì "Hoàng đế không thể đọc nổi một bản tấu chương dù đã 16 tuổi". Quá thất vọng với việc học hành của con trai, Từ Hy ngày càng thúc ép nhiều hơn, hy vọng con sẽ có những bước cải tiến.
Song tình hình ngày càng xấu đi. Đồng Trị chẳng lo học hành, tu dưỡng mà lại chú tâm vào việc chơi bời, hưởng thụ, kể cả sau khi lên ngôi và trị vì trong 12 năm, vẫn tỏ ra là một vị Hoàng đế thiếu năng lực.
Đến chuyện trăm năm cũng không được như ý
Năm 1872, Đồng Trị tròn 17 tuổi. Lưỡng cung Thái hậu (Thái hậu Từ An - Hoàng hậu thứ 2 của vua Hàm Phong, đích mẫu của Hoàng đế Đồng Trị và Thái hậu Từ Hy) tuyển chọn phi tần cho hậu cung.
>> Xem thêm: Giải mã 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng
Trong số các cô gái được chọn, có 2 người được cho là mang đủ tư chất của bậc mẫu nghi thiên hạ là A Lỗ Đặc thị, con gái của Hàn lâm viện Thị giảng Sùng Khởi và Phú Sát thị, con gái của Viên ngoại lang Phụng Tú.
Ngay từ đầu đã không "vừa mắt" Thái hậu nên Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị luôn phải chịu thiệt thòi dù là bậc mẫu nghi thiên hạ. (Ảnh minh họa)
Từ Hy sẵn có ác cảm với ông ngoại của A Lỗ Đặc thị. Ngoài ra, cô gái này còn có tuổi Dần, mà Từ Hy thì tuổi Mùi, sợ rằng sẽ xung khắc (cọp ăn thịt dê) nên lấy cớ nàng là người Mông Cổ, từ thời Ung Chính Đế không có tiền lệ sắc phong nữ Mông Cổ làm Hậu.
>> Xem thêm: Mã Siêu - 'Cung thủ siêu phàm' thời Tam Quốc
Do đó, Từ Hy tiến cử Phú Sát thị, cho rằng lập Hậu nên chọn con nhà danh môn đoan trang thùy mị. Con nhà khoa bảng tuy thông minh xuất chúng nhưng có nguy cơ can dự triều chính.
Tuy nhiên, mẹ của A Lỗ Đặc thị, Ái Tân Giác La thị là biểu tỷ của Từ An Thái hậu. Từ An Thái hậu muốn cháu mình được phong Hậu nên đề bạt trước Đồng Trị. Từ nhỏ Đồng Trị được Từ An cưng chiều nên có phần quý đích mẫu hơn mẹ đẻ và luôn có tư tưởng chống đối với Từ Hy.
Vì thế, mặc cho Từ Hy phản đối, Đồng Trị vẫn phong A Lỗ Đặc thị làm Chính cung Hoàng hậu, còn Phú Sát thị làm Chính tam phẩm Huệ phi.
Chính quyết định này đã khiến cho họ bước vào một cuộc hôn nhân bất hạnh và Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị cũng trở thành một trong số các vị Hoàng hậu bất hạnh bậc nhất triều Thanh.
Tuy làm Hoàng hậu, nhưng hầu như A Lỗ Đặc thị chẳng thể tự quyết điều gì. Bất kỳ việc lớn nhỏ trong triều đều phải được Từ Hy cho phép. Nàng còn nhiều lần bị mẹ chồng vời vào cung, nhẹ thì trách mắng, nặng hơn nữa thì phạt đánh, thậm chí hạn chế cả việc gần gũi vợ chồng giữa A Lỗ Đặc thị và Đồng Trị.
Luôn muốn thoát khỏi sự kiểm soát ngặt nghèo của mẹ nhưng bất thành
Lập Phú Sát thị làm Huệ phi cũng chỉ để làm vui lòng mẹ, chứ bản thân vua Đồng Trị luôn xa lánh Huệ phi và chỉ độc sủng một mình Hoàng hậu. Ngoài ra, Đồng Trị cũng không muốn gần gũi nàng vì cho rằng nàng là "tai mắt" của Thái hậu, chỉ luôn muốn kiểm soát mình.
Chính điều này khiến cho Từ Hy Thái hậu nổi giận, cấm Đế - Hậu được ở cùng nhau, đồng thời sai thái giám trong cung theo dõi nhất cử nhất động của ông.
>> Xem thêm: Bí mật 'vũ khí tất thắng' của Tôn Quyền - Đại hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc
Nổi loạn để thoát ra khỏi sự kìm kẹp của mẹ, Hoàng đế Đồng Trị rơi vào cuộc sống trác táng, ăn chơi. (Ảnh minh họa)
Đồng Trị giận mẹ can thiệp chuyện hậu cung nên quyết định trùng tu Cung điện Mùa hè, vốn bị liên quân Anh - Pháp phá hủy trong Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, để dâng lên Lưỡng cung Thái hậu, nhằm đẩy Từ Hy ra khỏi Tử Cấm Thành để sống cuộc đời tự do.
Tuy nhiên, việc thi công cung điện gặp trở ngại do quốc khố khánh kiệt sau nhiều binh biến. Đồng Trị thậm chí còn phải kêu gọi bá quan văn võ góp tiền túi, đồng thời mỗi tháng đích thân vi hành giám sát thi công trong nhiều ngày để thỏa thích vui chơi ngoài kinh thành, thoát khỏi tầm kiểm soát của Từ Hy.
Với sự can thiệp quá sâu vào chuyện triều chính của mẹ mình, Hoàng đế Đồng Trị cảm thấy bất lực trong việc điều hành quốc gia theo ý mình, nên ban đêm thường cùng các hoạn quan lẻn ra khỏi kinh thành, lui tới chốn thanh lâu, bầu bạn cùng các kỹ nữ để giải sầu.
Nhiều lần, ông còn được cho là đã "vui chơi quá đà", về quá muộn không kịp lên chầu buổi sáng, khiến cho Từ Hy rất giận dữ. Mặt khác, trong thời gian này, do đi lại với gái làng chơi, vua Đồng Trị đã có dấu hiệu bị bệnh giang mai, sức khỏe ngày càng suy kiệt.
Chứng kiến Hoàng hậu bị lĩnh cái tát trời giáng, Hoàng đế ngất xỉu, vài ngày sau thì qua đời
Trong một lần đến thăm chồng đau ốm, Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị có khóc lóc và than vãn rằng nàng không "vừa mắt" Thái hậu, thường bị Thái hậu Từ Hy trách mắng và nổi giận vô cớ.
Do đó, nàng còn mong Hoàng đế mau tĩnh dưỡng để chóng khỏi bệnh, nắm quyền triều chính, không để Thái hậu chuyên quyền lấn át.
Chứng kiến Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị bị đánh đập ngay trước mặt văn võ bá quan khiến cho Hoàng đế Đồng Trị uất ức mà chết. (Ảnh minh họa)
Chẳng may vào đúng lúc này, Từ Hy vừa đến, nghe thấy vậy cho rằng Hoàng hậu buông lời gièm pha nên đã tát Hoàng hậu quỵ ngã. Cũng có văn bản nói Từ Hy sai cung nữ vả vào miệng Hoàng hậu, còn phạt lôi xuống đánh 10 trượng khiến Đồng Trị kinh hãi đến mức ngất xỉu.
Dù biết Từ Hy Thái hậu là người nắm quyền bính trong tay và thường không hài lòng với Hoàng hậu, thường cho vời Hoàng hậu vào cung trách mắng, nhưng việc một vị Hoàng hậu – bậc mẫu nghi của thiên hạ lại bị Thái hậu cho cung nữ đánh đập ngay trước mặt Hoàng đế lẫn bá quan văn võ như vậy quả là điều chưa từng thấy.
Đây được coi là điều hết sức hoang đường, giống như giọt nước làm tràn ly, khiến cho Hoàng đế đang đau ốm càng thêm uất ức và gián tiếp dẫn đến cái chết của ông vài ngày sau mà các thái y loan tin là do bị đậu mùa.
Cái chết khi còn quá trẻ, mới 19 tuổi của Hoàng đế Đồng Trị khiến hậu thế nổ ra một cuộc tranh cãi dữ dội. Nhiều người cho rằng ông chết là do quá uất ức với người mẹ chuyên quyền, ngang ngược. Có người lại cho rằng ông chết vì bệnh giang mai trở nặng, không có thuốc chữa.
Hoàng đế Đồng Trị (1856 - 1875)
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của y học hiện đại, bệnh giang mai khó mà gây ra một cái chết đột ngột đến vậy, và giả thuyết về bệnh đậu mùa có vẻ hợp lý hơn.
Cũng lại có tin đồn khác cho rằng Đồng Trị chết sớm là do Từ Hy cố tình hại, sai thái y chữa trị không đúng cách. Đồng Trị bị giang mai nhưng thái y nghe lệnh Thái hậu, cho uống thuốc trị bệnh đậu mùa.
Có người nói rằng Đồng Trị đã hét lên trước mặt Từ Hy: "Trẫm không bị đậu mùa, người muốn hại Trẫm tới chỗ chết!"
Thực hư về nguyên nhân cái chết của Hoàng đế Đồng Trị thế nào chưa rõ, chỉ có một điều chắc chắn, đó là sau khi Đồng Trị qua đời, cuộc đời của Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị lại càng bi đát hơn.
Hoàng đế, người duy nhất bảo vệ nàng đã không còn mà thế lực của Từ Hy thì ngày càng mạnh, đến Từ An Thái hậu cũng phải kiêng dè, khiến nàng vô cùng tuyệt vọng.
Sử sách ghi lại rằng Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị do quá đau buồn trước cái chết của Hoàng đế nên vài tháng sau đã nuốt vàng tự vẫn và được chôn cùng Hoàng đế Đồng Trị.
Tưởng đây đã là dấu chấm hết cho mọi chuyện, nào ngờ 69 năm sau khi Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị qua đời, thi thể của nàng bị bọn mộ tặc đào lên, mổ bụng để tìm vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách