Vì sao kế hoạch chặt đường Trường Sơn tốn chục tỷ USD của Mỹ thất bại?
5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 / Những sự thật quái đản trong lịch sử chiến tranh
Cuối năm 1966, nỗ lực chặn đường Trường Sơn của Mỹ chính thức diễn ra sau khi Lầu Năm Góc nhận ra rằng việc ném bom miền Bắc quy mô lớn không thể hiệu quả bằng việc chặt đứt tuyến đường hậu cần huyết mạch này. Nguồn ảnh: TL.
Xét về mặt chiến lược, Mỹ đã đúng khi nhận ra được tầm quan trọng của đường Trường Sơn, tuy nhiên nỗ lực chặt đứt con đường này dù đã tốn của Lầu Năm Góc nhiều chục tỷ USD, vẫn thất bại. Nguồn ảnh: TL.
Ban đầu, Mỹ tỏ ra khá lạc quan với việc hệ thống máy tính điện tử và các thiết bị do thám được họ thả xuống Trường Sơn đã gần như xác định đường hơn 6000 km tuyến đường này. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên với quy mô quá lớn, các tướng không quân của Mỹ đã ngán ngẩm với mục tiêu dài 6000 km này, họ cho rằng mỗi một vệt B-52 rải xuống đường Trường Sơn, dù trúng đích 100% cũng chỉ như một nhát dao lam chém vào gốc cây cổ thụ - hoàn toàn không có tác dụng. Nguồn ảnh: TL.
Chiến dịchđánh phá đường Trường Sơn được giao cho Đại Sứ Mỹ tại Lào, William Sulivan. Sau thời gian đầu sử dụng đủ mọi loại máy bay chiến thuật, chiến lược để tấn công con đường này, phía Mỹ ngỡ ngàng khi nhận ra rằng càng đánh bom, đường Trường Sơn càng... mở rộng. Nguồn ảnh: TL.
Do yêu cầu huyết mạch cần phải được lưu thông liên tục, mỗi khi một đoạn đường bị làm hỏng, sẽ có một tuyến đường vòng qua đoạn đường hỏng được thi công cùng lúc với việc con đường chính được sửa chữa thông tuyến. Nguồn ảnh: TL.
Nỗ lực này của lực lượng vận tải giải phóng đã khiến đường Trường Sơn... càng đánh càng to như có một phép lạ. Nguồn ảnh: TL.
Năm 1965, phái Mỹ còn soạn thảo ra kế hoạch chặn biên giới Việt - Lào trong nỗ lực chặt đứt đường Trường Sơn. Kế hoạch dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD nhưng tới năm 1967, kế hoạch buộc phải ngưng lại vô thời hạn do các cuộc tiến công quá "rát" của phía ta. Nguồn ảnh: TL.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara - người được coi là "khối óc" của quân đội Mỹ cũng phải thừa nhận, chặn đường Hồ Chí Minh là bất khả thi. Kể cả khi được sử dụng bom nguyên tử, việc chặn đứng được tuyến đường này là điều không thể. Nguồn ảnh: TL.
Lý do được phía Mỹ đưa ra đó là đường Trường Sơn sử dụng kỹ thuật vận tải rất thô sơ, kết hợp giữa nhiều phương tiện từ tàu hoả, xe tải, xe thồ,... hay thậm chí là trâu, bò, ngựa, voi kéo. Vậy nên ngay khi bị chặt đứt, một con đường khác sẽ được mở ra nhanh chóng do không có đòi hỏi quá cao về mặt phương tiện lưu thông. Nguồn ảnh: TL.
Trong những nỗ lực của Mỹ để chặn đường Trường Sơn, có không ít những nỗ lực nực cười như rải bia lon dọc đường Trường Sơn để... chuốc say lính vận tải - làm giảm tốc độ hành quân, sử dụng các loại mìn tí hon để làm xịt lốp xe hơi, xe đạp, ném bom bằng chim bồ câu cho đỡ... tốn kém,... Nguồn ảnh: TL.
Bất chấp nhiều nỗ lực và cải tiến, ước tính Mỹ vẫn cần phải sử dụng máy bay ném bom B-52 thả 300 quả bom mới có thể giết được một... lính vận tải của ta - một nhiệm vụ quá đỗi đắt đỏ và gần như không tác dụng. Nguồn ảnh: TL.
Thống kê lại cho biết, đường Trường Sơn đã gánh chịu tổng cộng 2,2 triệu tấn bom được Mỹ trút xuống bằng đủ loại phương tiện - cao hơn nhiều so với số bom đã được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ấy vậy mà con đường này không những không tắc mà ngày càng được mở rộng, hàng hoá lưu thông ngày càng nhanh. Nguồn ảnh: TL.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm