Vì sao khi ngủ, cung nữ Thanh triều buộc phải khép chặt hai chân, không được phép tách rời?
Cách cung nữ cổ đại thỏa mãn nhu cầu 'chăn gối', nghe xong nhiều người không dám tưởng tượng / Những quy tắc mà thái giám và cung nữ tuân thủ khi trực cung Từ Hi: Số 1 chậm trễ là phạt nặng
Trung Quốc là quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời, bắt nguồn từ thời cổ đại.
Xuyên suốt 5000 năm lịch sử trường tồn, Trung Quốc đã trải qua 2000 năm phong kiến, trong đó Thanh triều là vương triều cuối cùng, đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến trải dài mấy nghìn năm tại đây.
Trong xã hội phong kiến, việc phân cấp diễn ra vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là hoàng cung.
Để phục dịch tốt hơn nữa cho hoàng gia quý tộc, chốn cung đình nhà Thanh đặt ra rất nhiều chế tài và quy định đối với giai cấp nô bộc. Nếu như sơ ý, khinh suất, cung nữ thái giám không biết chừng sẽ tự đẩy mình xuống vực sâu thăm thẳm.
Vào thời cổ đại, con người bị ràng buộc bởi rất nhiều gia quy, sống giữa hoàng cung các quy tắc còn nhiều hơn nữa.
Người xưa có câu "không quy tắc không trọn vẹn", vậy nên bất kể nơi nào có người cai trị, thì nơi đó phải có quy tắc.
Hoàng cung vào thời phong kiến đâu đâu cũng canh phòng nghiêm ngặt. Ngay cả tư thế ngủ của cung nữ cũng không tránh khỏi vòng kiểm soát.
Vốn dĩ, ngủ là lúc con người thoải mái nhất. Thế nhưng đối với các cung nữ trong cung, họ lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ ngay cả khi ngủ, thậm chí còn phải vô cùng cảnh giác.
Ảnh minh họa.
Các bộ phim về Thanh cung luôn nhận được sự yêu mến của phần lớn khán giả, với một vài tình tiết "chim sẻ biến thành phượng hoàng", như một cô cung nữ nào đó theo đuổi hoàng thượng, sau đó thay đổi vận mệnh của mình.
Thế nhưng thực tế liệu có đúng như vậy?
Trong một cung điện thực sự, công việc của các nô tì là chăm chỉ hầu hạ chủ nhân. Họ phải làm việc quần quật cả ngày, thậm chí chịu nhiều ngược đãi. Nếu chẳng may phạm sai lầm, thì cô cung nữ này sẽ bị lôi ra trừng phạt. Một cô gái với tinh thần kiệt quệ như vậy liệu có thể thu hút được hoàng thượng?
Các cung nữ chịu phạt là chuyện thường thấy trong cung. Bởi họ không chỉ là người có địa vị thấp hèn nhất mà còn thường phải chịu đủ các thể loại quy tắc nơi cấm cung.
Họ đều phải làm những công việc hạ đẳng, ấy thế nhưng không phải ai cũng có thể vào cung làm cung nữ.
Họ phải trải qua tầng tầng lớp lớp tuyển chọn, cuối cùng khi nhập cung, vẫn phải kiểm tra thân thể, chứng minh họ không mắc bệnh truyền nhiễm, khỏe mạnh. Quan trọng hơn cả là trên người họ không được có bất kì thứ vũ khí nào.
Cuộc sống trong cung lại càng căng thẳng, bất kể chuyện gì cũng phải đúng phép tắc, ngay cả việc ngủ nghỉ cũng có quy định riêng biệt.
TẠI SAO CUNG NỮ TRONG HẬU CUNG THANH TRIỀU BUỘC PHẢI KHÉP CHẶT HAI CHÂN KHI NGỦ?
Quy tắc đặc biệt liên quan tới việc ngủ nghỉ của cung nữ là một trong vô số các quy tắc trong hậu cung Thanh triều.
Khi ngủ, cung nữ bắt buộc khép chặt hai chân, không được để rời ra. Không những thế, khi ngủ họ còn phải nằm nghiêng.
Nếu như bị các cung nữ lớn tuổi tra phòng phát hiện tư thế ngủ không đúng, chắc chắn sẽ phải chịu trừng phạt nghiêm khắc, thậm chí không giữ nổi tính mạng nếu tái phạm nhiều lần.
Có thể thấy rằng nếu như không phải vì hoàn cảnh gia đình bần hàn, có ai lại muốn làm công việc vất vả mà vẫn khó sống tới vậy. Bất đắc dĩ, các cô gái này nhập cung chỉ vì muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, người trong nhà có thể ăn no hơn một chút.
Thế nhưng cuộc sống của các tì nữ trong cung quả thật vô cùng đáng thương. Ban ngày mệt mỏi rã rời làm không kể siết, buổi tối vẫn không được yên thân, ngủ một giấc ngon lành. Chẳng những bị xét nét tư thế ngủ, họ còn không được ngủ ngáy.
Ảnh minh họa.
Không khó để hiểu khi biết rằng những quy tắc kì quái này đều có liên quan tới tư tưởng mê tín của hoàng thất trong thời kì phong kiến.
Trong mắt hoàng thượng, dạng chân khi ngủ chính là đại bất kính với thần linh. Hai vấn đề vốn dĩ không hề liên quan tới nhau, thế nhưng đường đường là một cơ quan đầu não của quốc gia, đứng đầu là hoàng đế lại cho rằng tư thế ngủ của cung nữ ảnh hưởng tới sự yên ổn của triều đình và thái bình của thiên hạ.
Từ đây có thể thấy, lúc bấy giờ tư tưởng của mọi người cổ hủ tới mức nào.
Vậy nên, hậu cung vô cùng xem trọng tư thế ngủ, yêu cầu nghiêm khắc các cung nữ lớn tuổi kiểm tra mỗi tối, để tránh phạm sai lầm ảnh hưởng tới vận khí của triều đình nhà Thanh.
Nếu như các cung nữ lớn tuổi phát hiện cung nữ nào dạng chân khi ngủ thì sẽ bị phạt, nhẹ là dùng roi, nhiều lần tái phạm có thể sẽ không bảo toàn được tính mạng.
Chúng ta đều biết rằng, ngủ và ngáy xưa nay đều là những việc mà con người ta khó lòng kiểm soát. Một khi đã chím vào giấc ngủ, có ai biết bản thân mình đang như thế nào?
Thế nên, để tránh bị phạt, các cung nữ hầu như đều phải dùng tiền công của mình để đút lót cho các cung nữ tra phòng, chỉ hy vọng họ mở lòng khoan hồng, bỏ qua sai sót. Chẳng thế mà công việc tra phòng này là niềm mơ ước của bao người.
Ngày này, khi nhìn lại ngàn vạn quy tắc mà Thanh triều lập ra, con người ta càng cảm thấy khó mà thấu hiểu cho nổi.
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đang cảm thấy may mắn vì thời kì phong kiến đã biến mất, con người được hưởng sự bình đẳng, nhân quyền. Cũng vì thế mà càng thương hơn những người đã từng sống và chịu đựng khổ đau do chính quyền phong kiến chuyên quyền gây ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'