Vì sao người nghèo ở thời phong kiến có tục 'bán thân chôn cha' dù thời xưa đất rộng người thưa?
Các hoàng hậu và phi tần thời xưa cung phụng hoàng đế như thế nào trong chuyện 'giường chiếu'? Sự khác biệt rất lớn / Các vị hoàng đế thời xưa sống ngắn ngủi, tại sao Càn Long lại sống lâu nhất? Bác sĩ giải mã: 5 phương pháp giữ gìn sức khỏe đáng học hỏi
Vào thời cổ đại phong kiến, chuyện báo hiếu rất được coi trọng. Sau khi cha mẹ qua đời, nếu không có tiền, con cái hầu như đều phải chọn cách bán thân để trang trải chi phí lo liệu tang lễ. Ngày nay, các bộ phim truyền hình cổ trang đều có các tình tiết "bán thân chôn cha" (mại thân táng phụ).
Theo tờ Chinatimes, việc "bán thân chôn cha" vốn xuất phát từ Nhị thập tứ hiếu, kể lại câu chuyện của người con nhà nghèo tên Đổng Vĩnh, người đời Hán. Vì nhà nghèo, khi cha qua đời, Đổng Vĩnh không có tiền lo ma chay nên quyết định bán thân cho nhà giàu để lấy tiền lo tang lễ. Bởi người xưa rất coi trọng việc tang lễ và hiếu đạo, dù không có tiền cũng phải tìm mọi cách để lo ma chay cho người thân đã khuất.
Sau khi lo liệu xong việc chôn cất cho cha, Đổng Vĩnh giữ lời hứa đến nhà giàu nọ để làm công trừ nợ. Trên đường đi, Đổng Vĩnh gặp một cô gái lạ. Cô gái này ngỏ ý muốn làm vợ Đổng Vĩnh và sẵn lòng cùng anh trả nợ.
Khi cả hai đến nơi, nhà giàu nọ yêu cầu cả hai phải dệt xong 300 tấm lụa thì mới trả xong món nợ đã vay. Không ngờ, chỉ trong thời gian ngắn, vợ của Đổng Vĩnh đã dệt xong 300 tấm lụa theo yêu cầu. Trên đường về nhà, vợ Đổng Vĩnh mới hé lộ thân phân thật của mình. Hóa ra, nàng chính là tiên nữ giáng xuống trần giúp Vĩnh trả nợ vì cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của anh. Khi đến nơi hai người đã từng gặp gỡ dưới bóng cây cây Hòe trước kia, nàng từ giả Đổng Vĩnh rồi chợt biến mất.
Ngoài câu chuyện của Đổng Vĩnh bán mình để chôn cha, Hoàng đế khai quốc triều nhà Minh là Chu Nguyên Chương cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Theo Sohu, vì nhà nghèo, từ nhỏ Chu Nguyên Chương rất chịu khó làm việc. Do nạn đói và bệnh dịch, cha mẹ và anh trai của ông đều qua đời. Để có tiền lo mai táng, chôn cất cha mẹ và anh trai, Chu Nguyên Chương đã cầu xin địa chủ tên Lưu Đức cho vay tiền, xong xuôi mọi việc ông sẽ làm công trả nợ. Tuy nhiên, Lưu Đức không những chỉ từ chối mà còn làm nhục cả người đã khuất.
Sau khi biết chuyện, một người hàng xóm cũng họ Lưu đã cho Chu Nguyên Chương một mảnh đất để ông chôn cất cha mẹ và anh trai.
Trước hai mẩu chuyện này, nhiều người vẫn thắc mắc lý do vì sao người xưa không chôn cất người thân ở những mảnh đất vô chủ trong rừng bởi ở thời phong kiến cổ đại, đất rộng người thưa, dân cư chưa đông đúc như hiện nay.
Theo Sohu, từ thời Xuân Thu, thế lực các bên quý tộc đều trỗi dậy dẫn đến tranh chấp giữa các nước nhỏ. Riêng các quý tộc và quan lại đều sở hữu những vùng đất đẹp rộng lớn. Thậm chí, có những quý tộc vì tranh giành đất đai mà dẫn đến giết chóc. Những người dân nghèo chỉ có thể chịu cảnh không đất hoặc được những phần đất xấu.
Khi có người thân qua đời, họ vừa không có tiền mai táng, vừa không có tiền để mua đất hạ huyệt. Những vùng đất hoang vu lại ít người tới lui, thậm chí còn có thể có động vật hoang dã như hổ, sói rừng làm gia tăng nguy hiểm đến tính mạng. Việc chôn cất người chết ở những nơi hoang vu có thể khiến động vật hoang dã bới đất lên tìm kiếm thi thể để làm thức ăn.
Hơn nữa, người xưa cho rằng, việc chôn cất người thân ở những vùng đất hoang là bất kính với tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ. Do đó, dù nghèo khổ đến mấy, con cái đều không ngại bán thân cho địa chủ nhà giàu để có tiền mai táng cho cha mẹ.
Trong Tuân Tử lễ luận có đề cập rằng, lễ tang là để trang điểm cho người chết sao cho bằng người sống, cũng là nghi thức để người sống tiễn đưa người đã khuất về cõi vĩnh hằng. Việc tôn trọng người thân đã qua đời cũng là cách để người đời tôn trọng người còn sống. Hơn nữa, lễ tang ở thời phong kiến cổ đại rất phức tạp và nhiều thủ tục.
Nếu con cái không hoàn thành các thủ tục hay bất kính với người đã qua đời được coi là bất hiếu, bị người đời xa lánh, khinh khi. Đặc biệt, nhà Hán rất coi trọng chữ hiếu. Kẻ bất hiếu không những không được làm quan mà còn bị quan lại địa phương trừng trị nghiêm khắc.
Trong Hiếu kinh ngũ hình có nói, “hiếu thị đức chi bản, y giáo nhi sinh" với ngụ ý, hiếu thuận là căn bản của đức hạnh, do giáo dục mà có. Hay câu "ngũ hình chi chúc tam thiên" ý chỉ trên đời không có tội nào lớn hơn tội bất hiếu.
Do đó, người xưa dù có thuộc tầng lớp bần cùng, nghèo khổ cũng phải "bán thân chôn cha", tuyệt đối không thể chôn cất qua loa ở nơi hoang vu, khó đi lại hay nhiều thú dữ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ