Vì sao người thân cận bên cạnh hoàng đế Trung Hoa là thái giám mà không phải cung nữ?
Bật mí lý do vì sao cung nữ, thái giám không dám ăn đồ thừa của Hoàng đế? / Vì sao phi tần được vua thị tẩm phải quấn chăn bông và được thái giám bế vào?
Thái giám có thể làm những việc cung nữ không làm được
Tuy không phải đàn ông thực sự nhưng thái giám có thể lực không khác gì đàn ông bình thường. Vậy nên trong những việc cần lao động chân tay, thái giám sẽ làm tốt hơn cung nữ. Chẳng hạn như khiêng kiệu, vận chuyển đồ vật nặng.
Trong lịch sử Trung Quốc có một triều đại mà trong cung không hề có thái giám, hoàn toàn chỉ có cung nữ và nữ quan đó là Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn không phải là không muốn dùng thái giám. Ông từng ra lệnh cho tìm kiếm các bé trai nhưng nhiều lần làm thủ thuật đều không thành công. Cho nên Hồng Tú Toàn cũng từ bỏ ý định dùng thái giám. Chuyển sang dùng những người phụ nữ khỏe mạnh cũng không hề thuận tiện, chỉ là vì ông không còn cách nào khác.
Hoàng đế khó tập trung làm việc nếu cung nữ vây quanh
Có nhiều hôm hoàng đế làm việc muộn, nếu bên cạnh toàn là cung nữ thì hoàng đế dễ nảy sinh ham muốn quá mức mà không chuyên tâm được vào công việc.
Thêm nữa, cung nữ luôn bên cạnh phục vụ hoàng đế, có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh với các hậu phi để giành sự ưu ái của hoàng đế. Như vậy hậu cung tắc loạn.
Thái giám có thể làm vệ sĩ
Có nhiều thái giám trong cung biết một chút võ thuật. Trong hoàng cung dù có nhiều thị vệ nhưng có những nơi thị vệ không được tùy tiện đến như hậu cung.
Vậy nên để đề phòng hoàng đế bị ám sát trong hậu cung, hay đề phòng thích khách, thái giám còn có thể ra tay bảo vệ kịp thời. Cung nữ thì khó có thể làm được việc này vì phụ nữ nói chung ít người có võ công cao cường.
Có tuổi nghề dài và giúp hoàng đế cân bằng quyền lực
Thái giám thường không có con cháu, không vướng bận, sống dựa vào hoàng đế nên khá trung thành. Vậy nên hoàng đế cũng dựa vào thái giám để cân bằng các thế lực.
Thái giám còn có thể thay hoàng đế làm những việc mà hoàng đế không muốn “ra mặt” trực tiếp. Ví dụ thấy quan đại thần nào không vừa mắt, hoàng đế có thể lệnh cho thái giám ra tay.
Thời gian phục dịch của các cung nữ trong cung cũng khá ngắn. Ví dụ các cung nữ dưới triều Thanh đến 25 tuổi là xuất cung, gả chồng. Theo cách này, cung nữ phục vụ trong cung sẽ thay người theo từng đợt. Thái giám thì không cần thay vì tuổi tác.
Giúp hoàng đế giám sát quân đội và một số công việc khác
Trong rất nhiều việc, hoàng đế muốn nắm rõ tình hình cần phải dùng người tâm phúc để giám sát. Nếu giao cho quan đại thần, chắc chắn hoàng đế sẽ không yên tâm tin tưởng bằng giao cho thái giám.
Thái giám còn có thể giám sát quân đội. Các võ tướng cuối triều Đường khi ra ngoài dẹp loạn, cần có hoạn quan giám sát, đề phòng họ làm phản. Thậm chí thái giám triều Tống còn có thể trực tiếp cầm quân đánh dẹp, như Đồng Quán là hoạn quan đồng thời là tướng quân lãnh dạo trấn áp cuộc khởi nghĩa Phương Lạp.
Là bạn đồng hành
Thái giám tuy không phải là một người đàn ông bình thường, nhưng cũng đã từng là đàn ông. Thỉnh thoảng Hoàng đế muốn vận động cơ thể, thái giám có thể tham gia phối hợp luyện tập.
Nhiều thái giám từ nhỏ đã đảm nhiệm việc chăm sóc hoàng đế. Cho nên sau khi hoàng đế đăng cơ, dĩ nhiên hoàng đế cũng muốn dùng người đã từng gắn bó phục vụ mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất