Vì sao những động vật lớn tiến hoá để đi bằng mũi chân?
Những động vật lớn nhất thế giới tiến hóa để đi bằng mũi chân vì nó cho phép chúng phát triển đôi chân khỏe hơn và mang trọng lượng cơ thể to lớn.
Lật tẩy loài động vật gây hiệu ứng nhà kính không kém con người / Cười không ngớt xem động vật hoang dã tạo dáng quá lố
Các nhà khoa học đã phát hiện ra lý do mà nhiều động vật có vú lớn từ tê giác, hà mã đến hươu cao cổ đều có xu hướng di chuyển bằng mũi chân.
Nguyên nhân là bởi việc đi bằng ngón chân và móng guốc có thể cho phép những con vật này trở nên to lớn hơn cùng lúc.
Một nghiên cứu dựa trên 880 động vật có vú đã phát hiện ra nhiều con có kích thước tăng trưởng nhanh chóng cùng lúc chúng tiến hóa từ việc đi bằng chân phẳng đến đi bằng mũi chân.
Tiến sĩ Manabu Sakamoto, một nhà khoa học sinh học tại Đại học Reading (Anh) cho biết, động vật có vú đã lớn rất nhanh khi chúng bắt đầu đi như những “nữ diễn viên ba lê”.
Bàn chân nhón và chân mà chúng phát triển dẫn đến những động vật có vú lớn mà chúng ta biết ngày nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể thấy thằn lằn ăn cỏ một tấn được.
Khủng long là nhóm khác trong lịch sử tiến hóa có cách di chuyển với bàn chân nhón và đạt được kích thước lên đến nhiều tấn.
Tiến sĩ Sakamoto cho biết thêm, trong nghiên cứu cũng tiết lộ những gì ngày nay động vật có vú có điểm chung với khủng long sống cách đây hàng triệu năm.
Theo Dân trí
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo
Những loài động vật to lớn hiện tại có xu hướng di chuyển bằng mũi chân.