Vì sao những vũ khí trong lăng Tần Thủy Hoàng sau 2.200 năm dưới lòng đất vẫn sắc bén, bóng loáng
Clip: Tham ăn mất cảnh giác, báo hoa mai con suýt trở thành "bữa ăn" của đàn chó hoang châu Phi / Clip: "Quái thú" khổng lồ Anaconda trở thành trò chơi kéo co của mẹ con nhà báo đốm
Tần Thủy Hoàng sinh năm 259 TCN. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần và là người đầu tiên chấm dứt thời kỳ Chiến quốc, thống nhất Trung Quốc. Kế vị cha, ông lên ngôi vua từ năm 13 tuổi và trở thành hoàng đế ở tuổi 38.
Sinh thời, Tần Thủy Hoàng là người bị ám ảnh bởi cái chết. Vậy nên, ông đã cho xây dựng một cung điện dưới lòng đất, với kết cấu kiến trúc tương tự và diện tích bằng 1/3 hoàng cung thật trên mặt đất để tránh nguy cơ bị ám sát.
Thậm chí, Tần Thủy Hoàng ám ảnh cái chết đến mức ra lệnh xây dựng lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất ở tuổi 13. Sau 38 năm xây dựng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành.
Theo số liệu thăm dò khảo cổ mới nhất, lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc dãy núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có chiều dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Với tổng diện tích 41.600 m2, tương đương diện tích 5 sân bóng đá quốc tế, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán.
Sau thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc và quốc tế đã phát hiện ra hơn 8.000 bức tượng binh sĩ đất nung cùng nhiều hiện vật quý giá bên trong lăng mộ.
Bên cạnh đó, lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn có hơn 40.000 món nằm rải rác khắp khu di tích. Trong đó, phải kể đến những vũ khí bằng đồng với hơn 2.200 năm nằm dưới lòng đất ẩm ướt nhưng vẫn cực kỳ sắc bén, bóng loáng.
Trước điều kỳ lạ trên, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Kim loại Trung Quốc và Học viện khoa học khảo cổ quốc gia đã tiến hành kiểm tra 464 bộ phận và vũ khí bằng đồng trong lăng mộ. Sau cùng, cho ra kết luật số vũ khí này đã được phủ lên một lớp oxit crom dày 10-15 micron (1 micron = 1/1000 mm), chiếm khoảng 2% khối lượng kim loại. Lớp oxit này rất bền vững, và chính nó đã bảo vệ phần kim loại bên trong khỏi sự tấn công của thời gian.
Từ những thông tin trên, các chuyên gia nhận định thời Tần Thủy Hoàng có kỹ thuật rèn kim loại rất hữu hiệu, phát triển. Tuy nhiên, điều đó vẫn chỉ dừng lại ở giả thuyết. Thực sự, người Tần sở hữu kỹ thuật rèn kim loại tiên tiến, hay tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Đó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ