Khám phá

Vì sao nọc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất hành tinh

Nọc độc từ một con bọ cạp tử thần có thể giết người nhưng đồng thời có thể đem lại cho con người số tiền khổng lồ. Nó có giá 300 tỷ đồng cho một lít. Nhiều loại bọ cạp cực độc nhưng lại là món ngồi ngon của chuột grasshooper và dơi pallid.

Nọc độc bọ cạp tử thần: Chất lỏng đắt nhất hành tinh / Thích thú với quá trình lột xác của bọ cạp tử thần

Vậy nhưng, ngay cả khi có nhiều tiền, bạn cũng không thể mua được nhiều nọc bọ cạp như vậy. Thay vào đó, bạn chỉ có thể mua một lượng cực kỳ nhỏ. 130 USD (3 triệu đồng) là số tiền bạn phải bỏ ra để sở hữu 1 giọt nọc có kích thước nhỏ hơn 1 hạt đường.

Vì sao nọc bọ cạp đắt như vậy? Thực ra, nọc bọ cạp rất khó lấy. Người ta phải chiết nọc bọ cạp bằng tay và chiết nọc từng con một. Một con bọ cạp chỉ có thể sản sinh ra tối đa 2 milligram cho mỗi lần chiết.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thử làm một phép toán, nếu bạn có một con bọ cạp, bạn sẽ phải chiết nọc 700000 lần mới được 1 lít.

Ngoài ra, một lý do khiến nọc bọ cạp trở nên đắt giá, đó là tính ứng dụng của nó trong y học. Bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.

Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.

Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người.

 

Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.

Năm 2017, một nhóm nhà khoa học Morocco đã phát minh ra máy vắt nọc có thể điều khiển từ xa và giúp thu giữ nọc độc bọ cạp nhanh gấp 4 lần con người. Họ hy vọng loại máy này sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm tới, giúp quá trình chiết nọc bọ cạp nhanh chóng và an toàn hơn.

Sát thủ của bọ cạp

Loài chuột grasshooper có thể tấn công và ăn thịt bò cạp mà không hề bị ảnh hưởng từ chất độc cực mạnh của con bò cạp.

1001 thắc mắc: Vì sao nọc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất hành tinh - ảnh 1 Loài chuột grasshooper
Chuột grasshopper miền nam (Onychomys torridus) là loài chuột ăn thịt sống ở sa mạc, thường được tìm thấy ở Mỹ, Mexico. Theo các nhà khoa học, loài chuột này đã tiến hóa khả năng cản trợ những tín hiệu làm tê liệt từ nọc độc bò cạp đến não, ngăn chặn những tác động của nọc độc, nhờ đó chúng không cảm thấy đau đớn khi tiếp xúc với nọc độc bò cạp.
Trong khi đó ở khu vực tây nam Bắc Mỹ, mỗi khi đêm xuống, loài dơi pallid lại tỏa ra khắp bầu trời để săn mồi loài bọ cạp Arizona nổi tiếng với nọc độc chết người cũng trở thành mồi ngon của dơi pallid.
Các nhà khoa học đặt camera có đột nét cao đã ghi lại cuộc đi săn bọ cạp của dơi pallid. Khi dơi sà xuống tấn công, chúng thậm chí còn không né tránh đòn đáp trả của bọ cạp.
1001 thắc mắc: Vì sao nọc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất hành tinh - ảnh 2 Loài dơi pallid không hề sợ nọc độc của bọ cạp nổi tiếng nhất châu Mỹ.
"Kết quả nghiên cứu cho thấy dơi pallid bị đốt nhiều lần trong suốt cuộc săn nhưng dường như chúng không hề hấn gì cả", tạp chí PLOS One trích dẫn lời các nhà khoa học.

“Các nhà khoa học cũng thử tiêm nọc độc trực tiếp vào dơi pallid nhưng rõ ràng là điều này không cho thấy tác dụng. Phân tích mẫu ADN của dơi pallid, các nhà khoa học nhận thấy đột biến ở những vùng có cá thể dơi thường xuyên tiếp xúc với nọc độc. Đó có thể là sự biến đổi thích nghi trong một khoảng thời gian dài.

Ở Việt Nam có hai loài bọ cạp phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim, nếu bị bọ cạp lớn hơn ngón tay cái đốt, nọc độc sẽ rất mạnh, người lớn mất vài ngày mới khỏi. Riêng trẻ em khi bị bọ cạp đốt nên đưa đi bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
Cách sơ cứu khi bị bò cạp cắn
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch vết thương, sát trùng tại vết cắn bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ.Tiếp theo, chườm lạnh để giảm sưng.Dùng thuốc giảm đau như aspirin, parocetamol,…và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm