Theo quan niệm của người Trung Quốc, những người sinh năm Tị thường khôn ngoan và vững chãi. Người tuổi rắn cũng cho là kiếm tiền giỏi vì họ có khả năng đánh giá tốt và theo đuổi công việc đến cùng.
Những người nổi tiếng sinh năm rắn gồm Darwin, Edgar Allen Poe, và Abraham Lincoln.
Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng và thờ rắn cầu vồng khổng lồ. Với họ, rắn cầu vồng tượng trưng cho nước, là thực thể tâm linh lâu đời nhất.
Ở châu Phi, hình tượng rắn được thờ ở rất nhiều quốc gia vớinhiều hình thức khác nhau. Tại Congo, uy lực tối cao của trời là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được. Ai trèo lên là lại tụt xuống thấp ngay. Người Ngbandi phía bắc Congo thờ rắn như thờ vị thần tối cao của dân tộc.
Rắn trong các tôn giáo Ai Cập được coi là biểu tượng của thánh thần, kỳ bí. Người Ai Cập cổ đại cho rằng rắn là thần hộ mạng cho các vị vua chúa.
Tại Jolo, Tây Virginia, nước Mỹ có một nhóm tín đồ cực đoan thích dùng rắn độc và uống nọc độc của chúng trong các nghi lễ tôn giáo huyền bí. Họ tin rằng nếu họ làm điều đó, họ có sẽ được sức mạnh của Chúa và có thể chữa lành mọi bệnh tật.
Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ. Tín ngưỡng thờ rắn đã ăn sâu trong đời sống văn hóa của cư dân nhiều vùng lãnh thổ của đất nước này.
Trong lễ hội diễn ra vào tháng 7 hằng năm, rắn được tắm với sữa và người ta dụ rắn bằng cách chơi nhạc. Người dân để rắn cắn đã bị bẻ răng nanh và nọc độc mổ vào đầu trẻ để cầu mong sự bảo vệ, che chở. Shiva, vị thần với con rắn cuốn quanh cổ, là biểu tượng tiêu biểu cho nền văn hóa tôn thờ rắn của người Ấn Độ.
Ở Đông Nam Á, tục thờ rắn cũng rất phổ biến. Tín ngưỡng dân gian của người Campuchia tôn thờ thần rắn Naga.