Khám phá

Vì sao Tào Tháo bệnh chưa khỏi mà vẫn thẳng tay giết Hoa Đà? 12 năm sau Tào Phi mới hiểu

Việc Tào Tháo ra tay với Hoa Đà tưởng chừng như vô lý nhưng thực ra đằng sau là những lý do cực "hợp lý".

Sự thật mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng, La Quán Trung đã ‘lừa’ khán giả suốt hàng trăm năm? / Lưu Bị cả đời bồi dưỡng 5 danh tướng, tiếc là chỉ 2 người có kết cục tốt đẹp, nếu không đã có thể thay đổi lịch sử Tam Quốc

Thời cổ đại từng có một vị danh y là Hoa Đà . Vị danh y được biết đến là rất giỏi về nội khoa, ngoại khoa và nhi khoa.

Dẫu tài hoa là vậy song Hoa Đà lại không may qua đời sớm. Cho đến nay, hậu thế vẫn còn nhiều nghi hoặc về cái chết của ông. Phần lớn các quan điểm cho rằng vị danh y chết là do Tào Tháo sát hại.

Rốt cuộc vì sao Tào Tháo lại làm như vậy? Có uẩn khúc gì trong câu chuyện này hay không?

HOA ĐÀ - DANH Y LỖI LẠC CỦA NHÂN LOẠI

Theo người đời truyền lại, Hoa Đà sinh năm 145 và bị Tào Tháo giết vào năm 208. Ông đã chu du khắp nơi khi còn trẻ và rất quan tâm đến y học. Thời ấy đối với người biết đọc, biết viết thì con đường làm quan trọng triều mới được trọng vọng. Trong khi đó Hoa Đà lại chọn con đường rong ruổi hành nghề y.

Ông đã từng đi khắp An Huy, Sơn Đông, Hà Nam (Trung Quốc) và những nơi khác để khám chữa bệnh cho mọi người và chữa trị vết thương. Vị danh y đã có nhiều thành tựu trong y học. Chuyện kể rằng có hai người bị sốt và nhức đầu không chịu nổi, họ cùng tìm đến Hoa Đà để chữa trị.

Mặc dù bên ngoài cả hai có biểu hiện giống hệt nhau, nhưng Hoa Đà lại đưa cho bọn họ hai đơn thuốc hoàn toàn khác: Một là thuốc kích nhiệt, đơn còn lại là thuốc giải nhiệt. Hai người đều thấy có chút kỳ quái, nhưng sau khi uống thuốc, thân thể bọn họ nhanh chóng bình phục.

Vì sao Tào Tháo bệnh chưa khỏi mà vẫn thẳng tay giết Hoa Đà? 12 năm sau Tào Phi mới hiểu - Ảnh 1.

Tranh minh họa thần y Hoa Đà.

Về sau người ta mới hiểu ra Hoa Đà đã phát hiện hai người họ mang hai loại bệnh khác nhau. Chỉ có những người y thuật cao siêu mới có thể nhìn ra điều này.

Không những vậy, vị thần y còn phát hiện ra nhiều tác dụng đặc biệt của các loại thuốc nam Trung Quốc, phát minh ra ma phí tán (một loại thuốc gây mê sớm nhất thế giới). Ngoài việc chữa bách bệnh, ông còn sớm nhận ra vai trò của việc giữ gìn sức khỏe và sáng tạo ra “Ngũ cầm hí” (một bài khí công cổ đại).

Chưa dừng lại ở đó, Hoa Đà cũng sớm tìm ra phương pháp phẫu thuật để giúp con người loại bỏ các khối u và loại bỏ vết thương, bảo vệ tính mạng. Dẫu phương pháp này chưa được hoàn thiện nhưng vẫn khiến hậu thế phải nể phục.

HOA ĐÀ BỊ HẠ SÁT DƯỚI TAY TÀO THÁO

Danh tiếng của Hoa Đà càng ngày càng lớn. Khi đó Tào Tháo vì chinh chiến nhiều năm nên bị bệnh phong thấp, thường xuyên đau đầu không chịu nổi. Nghe về danh tiếng của Hoa Đà, Tào Tháo cho người mời ông về phe mình.

 

Mỗi lần đến, Hoa Đà đều châm cứu để giảm đau đầu, nhưng khi Tào Tháo hỏi có chữa được không, Hoa Đà nói rằng có hai cách, một là châm cứu, hai là phải phẫu thuật mổ sọ.

Tào Tháo cảm thấy rủi ro khi mổ não là rất lớn. Cộng với bản tính đa nghi, ông rất lo lắng khi đặt tính mạng của mình vào tay kẻ khác. Vì vậy Tào Tháo giữ Hoa Đà bên mình để chữa cơn đau đầu bằng châm cứu và xoa bóp.

Vì sao Tào Tháo bệnh chưa khỏi mà vẫn thẳng tay giết Hoa Đà? 12 năm sau Tào Phi mới hiểu - Ảnh 2.

Hoa Đà thăm bệnh cho Tào Tháo.

Sau khi Hoa Đà ở bên cạnh Tào Tháo một thời gian, ông xin nghỉ với lý do người vợ ở quê đã già yếu, lại mắc bệnh, mong được về chăm sóc gia đình.

Sau khi Hoa Đà trở về quê, ông không muốn quay lại, Tào Tháo nhiều lần giục giã. Tuy nhiên vị thần y luôn lấy việc vợ ốm nặng làm cái cớ để trốn tránh. Tào Tháo sinh nghi nên cho người đi điều tra. Kết quả là vị tướng của Tào Ngụy biết được sự thật Hoa Đà không thành thật bèn ra lệnh tống vào ngục, cuối cùng kết tội lừa dối.

 

Bấy giờ, có người xung quanh can ngăn Tào Tháo, cho rằng y thuật của Hoa Đà tài giỏi, nên khoan dung độ lượng. Nhưng Tào Tháo cảm thấy Hoa Đà là một kẻ vô dụng nên đã tra tấn đến chết trong ngục. Sách y học của ông cũng mất tích hoàn toàn.

KHÔNG THỂ LÀM KHÁC

Hoa Đà bị Tào Tháo giết năm 208, 12 năm sau Tào Tháo cũng qua đời. Năm 220, Tào Phi, con trai Tào Tháo lên tiếp quản mới hiểu lý do tại sao cha mình nhất quyết muốn giết Hoa Đà.

Lý do thứ nhất, Tào Tháo không muốn mạo hiểm để Hoa Đà mổ sọ. Suy cho cùng, Hoa Đà dù xuất chúng nhưng khi đó các điều kiện vật chất vẫn còn lạc hậu và chưa hoàn thiện. Do đó, việc mổ sọ là một việc cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt với người ở vị thế cao như Tào Tháo thì việc đánh đổi này là hoàn toàn vô lý.

Lý do thứ hai, Tào Tháo trừng trị kẻ dám lừa dối mình. Hoa Đà khi đó chỉ là một người thầy thuốc, dù tài giỏi nhưng không có địa vị. Với tư cách là một người lãnh đạo trăm quân như Tào Tháo, việc bị lừa gạt bởi một kẻ tiểu nhân là điều không thể tha thứ.

 

Lý do thứ ba, Tào Tháo muốn củng cố uy quyền của bản thân. Khi đó, Tào Tháo mới bắt đầu gây dựng lực lượng, ông có tham vọng rất lớn, hy vọng đánh bại nhà Ngô trong trận Xích Bích tiếp theo.

Vì sao Tào Tháo bệnh chưa khỏi mà vẫn thẳng tay giết Hoa Đà? 12 năm sau Tào Phi mới hiểu - Ảnh 3.

Tào Tháo có lý do của riêng mình.

Để chuẩn bị cho trận chiến này, Tào Tháo cần những người có năng lực và trung thành với mình. Vì vậy ông bắt đầu tuyển mộ những người có năng lực và chính nghĩa trên khắp đất nước, hy vọng rằng họ có thể phục vụ mình.

Tào Tháo cho rằng việc Hoa Đà lừa dối nếu không bị trừng trị nghiêm khắc, thì những người tài giỏi khác trong thiên hạ cũng sẽ học theo và bản thân không được nể trọng. Việc Tào Tháo ra tay với Hoa Đà cũng chính là một lời cảnh báo cho những người khác.

Phần kết

Tào Tháo nhất định muốn giết Hoa Đà không chỉ để phòng bị hay xả cơn giận thông thường. Đằng sau quyết định này là chiêu “giết gà dọa khỉ” giúp ông củng cố thêm quyền uy trong thiên hạ, từ đó thu hút và giữ chân các nhân tài.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm