Vì sao Tôn Ngộ Không đội mũ có lông vũ dài? Đáp án liên quan đến cả Lã Bố thời Tam Quốc
5 nhân vật thần cơ diệu toán khiến Tư Mã Ý phải ‘khiếp sợ’, Gia Cát Lượng chỉ đứng ở vị trí thứ 3 / 3 điều học hỏi từ Tư Mã Ý, nhớ kĩ sẽ giúp bạn "lộng hành" nơi làm việc
"Vương miện" không chỉ dành riêng cho một nhân vật
Thứ mà Tôn Ngộ Không đội trên đầu không đơn giản là một chiếc mũ mà nó thường được gọi với cái tên là "miện" – tức loại mũ chỉ dùng cho một số nhân vật nhất định.
Nếu chúng ta tìm hiểu về các nhân vật được miêu tả với tài năng là võ công cái thế, bách chiến bách thắng thì có thể thấy ngoài Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký thì các chuyên gia về hội họa, tạo hình cũng thường gắn "miện" với đặc trưng là chiếc mũ có lông vũ dài cho một nhân vật khác là tướng Lã Bố trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Ngoài các nhân vật trong văn học, "miện" cũng xuất hiện trong Kinh Kịch của người Trung Quốc. Và vai trò của nó cũng không thể tách rời việc tạo hình cho một nhân vật dũng tướng nào đó. Chúng còn thường được gọi với cái tên "Trĩ Kê Linh" hay "Linh Tử", tức lông của loài chim trĩ - Một loài chim được người Trung Quốc xưa coi trọng.
Không chỉ các nhân vật nổi tiếng như Lữ Bố, mà ngay cả khi diễn ra các nữ tướng trong những vở kịch cổ trang. Người ta cũng dùng "Trĩ Kê Linh" để tạo hình nhằm giúp các nhân vật nữ tướng trong dũng mãnh hơn hoặc nên bật tính khí anh hùng.
Lã Bố – mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc cũng thường được tạo hình với phần phụ kiện đặc trưng là hai đoạn lông vũ dài trên đỉnh đầu (Ảnh: Baidu)
Nguồn gốc của "vương miện Trĩ Kê Linh" từ đâu mà có?
Để tìm hiểu về loại phụ kiện cổ xưa này, người ta phải quay về thời kỳ Chiến Quốc, lúc mà Trung Hoa chưa được thống nhất và còn phân làm nhiều quốc gia. Cụ thể, Trĩ Kê Linh có khả năng bắt nguồn từ nước Triệu thời kỳ này.
Trong cuốn "Hậu Hán Thư" phần Dư Phục Chí mô tả rằng trong phụ kiện của võ quan có một loại mũ phía dưới có một dải đai chỉnh về, trên có đôi lông vũ vút cao thẳng hàng, các võ tướng thường mặc biểu thị cho sự dũng cảm, xem nhẹ chuyện sinh tử, Triệu Vũ Linh Vương (vua thứ sáu của nước Triệu) là người đề xuất sử dụng và rất thích loại phụ kiện này....
Quan Công trong Kinh Kịch của người Trung Quốc cũng có tạo hình với "Trĩ Kê Linh".
Cũng theo sử liệu này, thì không chỉ thời Chiến Quốc mà đến thời nhà Hán, kiểu "mũ Trĩ Kê Linh" này cũng được coi trọng, thường dùng trong trang phục của các quan võ, tướng quân,... đặc biệt là các dũng tướng trong lịch sử nhà Hán cũng được ban tặng.
Các hình ảnh về chiếc miện đặc trưng này cũng dễ dàng tìm thấy trong các văn vật, di chỉ, phù điều, tranh vẽ cổ xưa khi miêu tả võ quan.
Thậm chí, khi khai quật ngôi mộ ở Cam Túc, Trung Quốc của một võ quan thời kỳ nhà Tân (triều đại ngắn ngủi do Vương Mãng lập ra tồn tại giữa thời Tây Hán và Đông Hán) các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong quan tài của chủ ngôi mộ một chiếc miện nhỏ kiểu "Trĩ Kê Linh" như vậy.
Hình võ tướng đội mũ Trĩ Kê Linh trên một cổ vật (Ảnh: kknews.cc)
Vậy tại sao Trĩ Kê Linh, còn gọi là lông của loài chim trĩ lại được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ?
Có thể nó xuất phát từ chính tính cách của loài chim này. Tào Thực – người con trai nổi tiếng của Tào Tháo với tài thơ văn cũng từng miêu tả "Chim Trĩ là loài gia cầm hung dữ, có bản năng chiến đấu tốt, sẵn sàng chết chứ không để kẻ địch đánh bại..."
Khi chưa phải đội "vòng kim cô" thì Tôn Ngộ Không vẫn dùng loại mũ đặc trưng này.
Người Trung Quốc xưa có vẻ rất thích dùng hình ảnh chim trĩ để làm biểu tượng cho sự mạnh mẽ. Như "Hậu Hán Thư" đã đề cập thì Triệu Vũ Linh Vương được coi là "tác giả" của loại phụ kiện này, các học giả cũng tin vào giả thuyết ông chính là người sáng tạo và áp dụng chúng cho các võ quan của mình.
Sau này nước Tần thống nhất Trung Hoa cũng tiếp thu và sử dụng. Thời nhà Hán có cải tiến nhưng về cơ bản vẫn giữ hai sợi lông vũ phía trên mũ quan. Đến thời nhà Đường thì bỏ hẳn, thay vào đó là hình ảnh loài chim trĩ được thêu hoặc đính trực tiếp lên áo, mũ.
Như vậy có thể thấy, tạo hình Tôn Ngộ Không với hai sợi lông vũ bẻ cong vuốt cao thể hiện cho sức chiến đấu dũng mãnh, gan dạ, can trường.
Tạo hình này có nguồn gốc lịch sử của nó và được dùng không chỉ để tạo một nhân vật hư cấu như Tôn Ngộ Không mà còn dành cho các dũng tướng có thật trong lịch sử như Lã Bố thời Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…