Vì sao trên các biển tên cây trong công viên lại thường ghi chú bằng tiếng Latinh?
Vì sao đại dương có màu xanh và những sự thật thú vị mà bạn nên biết / Trương Phi chết tức tưởi, đội hộ vệ tinh nhuệ từng đọ sức Lã Bố vì sao không kịp ứng cứu?
Danh pháp thực vật đã xuất hiện từ năm 1753, năm xuất bản đầu tiên của công trình Species Plantarum của Carl Linnaeus. Sau đó các quy tắc về danh pháp được khẳng định qua các hội nghị quốc tế về thực vật học trên thế giới bắt đầu từ Hội nghị Paris (1867) trở đi.
Quy tắc chung khi đặt tên khoa học cho cây gồm ít nhất 2 tên (chi và loài). Tên cây phải được viết bằng chữ La tinh. Tên La tinh là bắt buộc đối với các chi, loài, thứ, các bậc dưới chi, loài và thứ. Tên La tinh thường được viết nghiêng. Các bản mô tả gốc của các họ, phân họ, tông, phân tông, chi, phân chi, tổ, phân tổ, loạt, phân loạt… loài và các bậc dưới loài phải viết bằng chưa La tinh.
Ảnh minh họa
Việc ghi rõ tên cây bằng tiếng La tinh là một điều kiện bắt buộc. Lý do là vì: ở những vùng khác nhau (địa phương khác nhau) lại có những tên gọi khác nhau cho cùng một loại cây. Ví dụ: Quả cà chua, người Trung Quốc gọi nó là Tây hồng thị, nhưng tiếng Anh là Tomato. Hoặc như củ khoai tây, người Trung Quốc gọi là Thổ đậu, tiếng Anh lại gọi là Potato.
Do tên gọi không thống nhất nên rất dễ gây nên những hiểu lầm giữa khoa học trong nước và khoa học quốc tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực y học, nếu như không có 1 cái tên thống nhất sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để thống nhất tên gọi, các nhà thực vật học đã phải tốn rất nhiều công sức, từng sử dụng rất nhiều cách gọi tên khác nhau.
Song sau này đều được thay thế bởi cách gọi 2 tên. Cách gọi này dùng chữ La tinh hoặc từ đã bị La tinh hoá để gọi tên. Do chữ La tinh sử dụng tương đối ít và cũng ít biến đổi. Một chữ La tinh chỉ đại diện cho 1 loài thực vật nên gọi bằng tên La tinh sẽ tương đối ngắn, chính nguyên nhân này đã khiến cho tên La tinh thường được dùng để đặt tên cho các loài thực vật một cách phổ biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Đào hang săn lợn bướu, báo hoa mai suýt bị con mồi húc chết
CLIP: Màn săn mồi và bảo vệ bữa ăn cực kỳ kịch tính của bầy linh cẩu trước sư tử
CLIP: Thấy linh dương đơn độc uống nước dưới sông, sư tử phi thân xuống săn mồi và cái kết
CLIP: Bị 'rắn ba bước' tung cú đớp chết chóc, báo đốm có phản ứng khiến người xem 'sốc'
CLIP: Phát hiện rắn hổ mang chúa, cầy mangut cắn nát đầu đối thủ
CLIP: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó