Vị thần mạnh ngang Tôn Ngộ Không, giao đấu 300 hiệp vẫn bất phân thắng bại
Tây Du Ký: Điểm yếu 'chí mạng' của Đường Tăng nhiều lần khiến Tôn Ngộ Không lao đao / BXH 6 vị thần mạnh nhất Tây Du Ký: Phật Như Lai chỉ đứng thứ 4, vị trí số 1 là cái tên không ngờ đến
Nhắc đến Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký, người ta không thể quên hình ảnh Thạch Hầu tinh thông thuật trường sinh, sở hữu 72 phép biến hóa siêu phàm, đủ sức khuynh đảo trời đất. Ngọc Đế từng huy động 10 vạn thiên binh, thiên tướng xuống trần hàng phục nhưng đều bất lực.
Trong số những cao thủ hàng đầu của Thiên giới, Tứ Đại Thiên Vương, Lý Tịnh, Tam Thái Tử Na Tra đều sở hữu pháp lực mạnh mẽ nhưng cũng không thể trụ vững trước uy lực của gậy Như Ý trong tay Ngộ Không.
Chỉ khi Nhị Lang Thần xuất trận, trận chiến "long trời lở đất" thực sự mới bùng nổ. Cả hai ngang tài ngang sức, giao tranh bất phân thắng bại.
Nhị Lang Thần Dương Tiễn là cháu ngoại của Ngọc Đế, được phong làm Chiêu Huệ Linh Hiển Vương, hiệu Nhị Lang Hiển Thánh. Tuy nhiên, với bản tính kiêu ngạo, Dương Tiễn chưa từng nhận mình là thân thích của Ngọc Đế. Đối với Thiên đình, Nhị Lang Thần chỉ phục tùng quân lệnh, tuyệt nhiên không màng chuyện riêng tư.
Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, Nhị Lang Thần thân chinh đến Hoa Quả Sơn, giao đấu 300 hiệp với Ngộ Không mà vẫn chưa thể phân thắng bại.
Về binh khí, gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không được rèn từ lò Bát Quái, chịu sức nóng Tam Muội Chân Hỏa và hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt. Khả năng biến hóa vô song, có thể thu nhỏ như cây kim hay to lớn tựa cột chống trời, gậy Như Ý nặng đến 1 vạn 3 ngàn 5 trăm cân, một khi giáng xuống thì dù yêu ma hay tiên nhân cũng khó tránh khỏi diệt vong.
Trong khi đó, Tam Tiêm Đao của Nhị Lang Thần được tạo nên từ Giao Long ba đầu - đại yêu quái từng bóp nát tim Dao Cơ tiên tử. Do đó, thần binh này mang trong mình linh tính và pháp lực mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn chưa thể sánh bằng gậy Như Ý.
Về pháp thuật, cả Dương Tiễn và Tôn Ngộ Không đều tinh thông 72 phép thần thông biến hóa. Khi Ngộ Không hóa rắn, Nhị Lang Thần lập tức hóa chim săn rắn. Khi Ngộ Không biến thành chim ưng, Nhị Lang liền hóa cung tên bắn xuyên trời.
Sau một ngày kịch chiến, Tôn Ngộ Không bị Thái Thượng Lão Quân dùng Kim Cang Trác đánh lén, lại bị Hao Thiên Khuyển cắn trúng, nên mới thất bại và bị bắt sống.
Dù Nhị Lang Thần chiến thắng không vẻ vang, nhưng thực chất, Tôn Ngộ Không cũng không thể hạ gục Nhị Lang Thần. Mọi pháp thuật của Ngộ Không đều bị Nhị Lang Thần dễ dàng hóa giải.
Từ đó có thể thấy, ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không đủ sức quậy phá Thiên cung, khiến thần tiên kiêng dè không phải nhờ may mắn, mà do bản lĩnh "chọc trời khuấy nước" thực sự. Nếu khi ấy Tề Thiên Đại Thánh không đơn độc mà có sự hỗ trợ từ 6 ma vương kết nghĩa, rất có thể cuộc chiến giữa Thiên giới và yêu ma sẽ trở nên khốc liệt và kinh thiên động địa hơn nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hé lộ nguồn gốc và 'chân dung' người đàn ông đầu tiên xuất hiện trên trái đất
Tại sao cát sa mạc và cát biển nhiều vô tận nhưng người ta không dùng để xây dựng mà chỉ dùng cát sông?
CLIP: Linh dương thoát hiểm ngoạn mục trước hàm cá sấu và móng vuốt sư tử
Khoa học lý giải lý do người phương Đông thường mũi tẹt còn phương Tây mũi cao
Cựu quan chức Lầu Năm Góc khẳng định người ngoài hành tinh đang tồn tại giữa chúng ta: Họ gây ra mối đe dọa cho nhân loại và chính phủ Mỹ đang che đậy bí mật 'động trời' về UFO

Những điều có thể bạn chưa biết về voi đồng cỏ châu Phi - Loài thú trên cạn lớn nhất hành tinh
Ảnh minh họa