Vị tướng mà Lưu Bị yêu thích nhất, nhưng không được Gia Cát Lượng xem trọng, kết cục cuối cùng thảm hại
Phạm cùng 1 lỗi chí mạng với cả Tư Mã Ý và Lưu Bị, Tào Tháo cay đắng tạo cơ hội cho gia tộc Tư Mã vùng lên / So sánh gốc gác Lưu Bị và Tào Tháo, ai hơn ai?
Xem qua Tam Quốc rồi đều biết, đó là một thời đại vô cùng hỗn loạn, mặc dù thời đại này xuất hiện rất nhiều anh hùng, nhưng âu cũng đều là thời thế bắt buộc, bắt người ta phải tinh anh. Những người có khả năng, có trí có tài đều chọn cách dựa vào một minh chủ để tự bảo vệ mình, một vài vị tướng với trí tuệ và lòng can đảm cũng hy vọng gặp được minh quân của chính mình, bản thân các quân chủ và chư hầu cung mong giữ được cho mình một phần đất lập thân, vì vậy không ngừng tuyển dụng những tài năng xuất sắc về mọi mặt.
Thời đại này, một khi mưu sĩ hay tướng quân nào đó được quân chủ xem trọng, họ đều sẽ hết lòng trung thành với vị quân chủ đó, có chết cũng không phản bội. Nhưng, không phải tất cả các thần tử đều có thể hi sinh tính mạng vì chủ công của mình hay có được sự công nhận của chủ công. Họ có người bị hoài nghi, thậm chí bị đồng nghiệp tìm lí do hãm hại.
Nói tới đây không thể không nhắc tới Ngụy Diên, ông trước đó là thủ hạ dưới trướng Lưu Biểu, sau này khi chiến tranh nổ ra, Ngụy Diên giết chết một đại tướng rồi đầu quân cho Lưu Bị. Mặc dù Lưu Bị tin tưởng Ngụy Diên, nhưng Gia Cát Lượng lại không cho ông vào mắt, cho rằng Ngụy Diên không phải là người trung thành, thậm chí có phần phản cảm với Ngụy Diên. Tuy nhiên khi đó Lưu Bị lại rất cất nhắc Ngụy Diên. Sau này, trong một trận chiến, Ngụy Diên lập được công lao, nhờ vậy mà địa vị dược nâng cao, trở thành tướng quân.
Năm 219, Lưu Bị chiếm được Hán Trung và xưng là Hán Trung vương. Trước khi về Thành Đô, Lưu Bị muốn chọn người trấn thủ Hán Trung. Mọi người ai cũng nghĩ là một người thân tín như Trương Phi, chính Trương Phi cũng cho rằng ngoài mình ra khó ai đảm đương được việc này. Nhưng cuối cùng Lưu Bị lại chọn Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, Trấn viễn tướng quân. Khi được hỏi về việc đảm đương một vùng sát biên giới với Tào Tháo, Ngụy Diên hùng dũng khẳng định mình sẽ làm tốt nhiệm vụ được Lưu Bị giao phó. Lưu Bị nghe ông nói rất yên tâm rút về Thành Đô.
Năm 221, Lưu Bị xưng đế, Ngụy Diên được phong làm Chinh bắc tướng quân.
Ngụy Diên cũng vì vậy mà luôn thế sẽ trung thành với Lưu Bị, không bao giờ làm ra chuyện phản bội lại Lưu Bị. Nghe những lời này của Ngụy Diên, trong lòng Lưu Bị rất vui mừng, càng yêu mến vị tướng này hơn, nhưng không lâu sau, Lưu Bị qua đời, Ngụy Diên đau lòng khôn xiết.
Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, địa vị của Ngụy Diên rơi xuống đáy vực, kiến nghị của ông trước giờ chưa bao giờ được Gia Cát Lượng tán đồng, đồng thời phải làm rất nhiều việc không phù hợp với năng lực của mình. Ngụy Diên rất tức giận, cho rằng Gia Cát Lượng đang báo thù mình, vì vậy rất giận Gia Cát Lượng, thậm chí còn từng gây hấn với tâm phúc của Gia Cát Lượng là Dương Nghi.
Sau này Gia Cát Lượng bệnh qua đời, Ngụy Diện vì tư thù đã không phái quân đội hộ tống Gia Cát Lượng về quê hương, chỉ phái một vài bộ hạ và vài người thân cận khiêng di hài của ông về. Gia Cát Lượng cũng từng nói trong di ngôn của mình rằng ngày sau phải diệt trừ Ngụy Diên, bởi lẽ sớm muộn gì Ngụy Diên cũng sẽ tạo phản Lưu Thiện, đe dọa tới hoàng vị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt