Khám phá

Vị tướng nào trong sử Việt khởi xướng tục thi thổi cơm?

Hội làng Thị Cấm (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội) đến nay vẫn giữ được tục thi thổi cơm. Tương truyền nguồn gốc của cuộc thi này có từ thời Hùng Vương, do tướng quân Phan Tây Nhạc khởi xướng.

Vì sao con người không thể giải mã thế giới cõi âm? / Trận đánh kinh điển khiến kẻ thù chết sạch, 6 tướng địch phải tự sát

Tuyển chị em đi phục vụ... quân đội

Phan Tây Nhạc là bộ tướng của Hùng Duệ Vương. Ông có công lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương của nước Văn Lang. Vua Hùng gả cháu gái của Hoàng hậu là Hoa Dung cho.

Hai ông bà đi chu du trong đất nước Văn Lang, qua làng Thị Cấm, xã Hương Canh thấy phong cảnh đẹp, dân cư thuần phác liền dựng nhà ở.

Hùng Vương thứ 18 có con trai nhưng không ai muốn làm vua, trước sau đều theo nhau về thuỷ quốc. Vua có hai cô công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Tiên Dung được gả cho Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa được gả cho Sơn Thánh. Nhà Vua có ý định nhường ngôi cho con rể là Tản Viên Sơn Thánh. Lúc đó ở phía Tây có Thục Phán vốn là tông phái họ Hùng được cử đi trị nhậm ở Ai Lao (ở vùng Tây Bắc hiện nay) liền đưa quân đến đánh Văn Lang.

Hùng Vương triệu Sơn Thánh về giao cho làm tổng chỉ huy quân Văn Lang đánh Thục. Tản Viên Sơn Thánh triệu Phan Tây Nhạc về triều phong làm tướng tiên phong đi đánh Thục. Phan Tây Nhạc nhận lệnh lên đường đánh Thục. Bà Hoa Dung cùng dân làng xin được đi theo để phục dịch quân đội. Phan Tây Nhạc nhận thấy, trong quân đội có phụ nữ lo cho việc cơm nước thì quân sự được nhàn nhã và được ăn cơm dẻo canh nóng. Phan Tây Nhạc liền tổ chức hội thi nấu cơm để chọn người tài đi theo đoàn quân, chăm lo việc hậu cần. Kết quả bà Hoa Dung và nhiều chị em làng Thị Cấm có tài được tuyển theo quân đội.

Hội thi thổi cơm làng Thị Cấm tương truyền có từ thời Phan Tây Nhạc.

Hội thi thổi cơm làng Thị Cấm tương truyền có từ thời Phan Tây Nhạc.

Ngày thi thổi cơm

Sau khi chiến thắng Thục Phán, Phan Tây Nhạc và bà Hoa Dung trở về làng Thị Cấm, vua Hùng phong tước cho Phan Tây Nhạc, Hoa Dung được phong là Công chúa. Về sau nàng Hoa Dung còn dạy dân Thị Cấm dệt vải, trở thành nghề cổ truyền nổi tiếng với câu ca: "Sồi Cử, vải Canh".

Phan Tây Nhạc và Hoa Dung qua đời, nhân dân Thị Cấm và Hoè Thị đều tôn Phan Tây Nhạc và Hoa Dung làm Thành hoàng của làng. Đình làng Hoè Thị nay thuộc xã Xuân Phương và đình làng Thị Cấm xã Hương Canh đều thuộc huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Và ngày 12/2 âm lịch hằng năm tương truyền là ngày sinh của tướng quân Phan Tây Nhạc được làng lấy làm ngày thi thổi cơm.

Đình làng Hoè Thị dựng trên nền doanh trại cũ của tướng quân Phan Tây Nhạc. Đình có kiến trúc theo kiểu tiền nhất, hậu đinh, chỉ đóng cửa hậu cung còn đình bỏ ngỏ. Đình Hoè Thị hiện có nhiều di vật quý liên quan đến cuộc kháng chiến của phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn vào các năm 1873 - 1883.

Hiện nay, đình còn giữ được nhiều di vật quý, đó là bức hoành phi "Hộ quốc tý dân" do đại thần Hoàng Kế Viêm đề tặng, triều Tự Đức năm Giáp Tuất (1874) sau khi ông đóng quân ở đình này phối hợp với quân Cờ Đen do tướng Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy kéo ra Cầu Giấy giết chết tướng Gacnie. Đình còn lưu giữ được 29 đạo sắc phong của các triều Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Đình làng Hoè Thị được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1990.

 

Còn đình làng Thị Cấm còn giữ được toàn bộ những đồ cổ vật dùng trong hội thổi cơm thi đó là 4 chiếc nồi đồng, 6 chiếc lọ đồng để đựng nước, trống lệnh, dây kéo lửa...

Theo Chí Đức/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm