Vị tướng Việt chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc mà không xưng đế, tên đặt cho đường phố của nhiều tỉnh thành là ai?
Khai quật mộ của Tể tướng Lưu Gù, hậu thế bàng hoàng khi phát hiện ra bí mật về ngoại hình của ông / Tam quốc diễn nghĩa: 3 mãnh tướng khiến Tào Tháo cả đời e sợ, 1 người từng suýt khiến ông mất mạng
1.000 năm Bắc thuộc bắt đầu từ khi Hán Vũ Đế thôn tính nước Nam Việt của nhà Triệu (năm 111 TCN) cho đến năm 905, khi Khúc Thừa Dụ (830 - 907) giành lại quyền tự chủ từ tay nhà Đường. Được biết, thời kìcuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10 ở Trung Quốc tình hình chính trị khá rối ren khi liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân, dẫn đến sự suy yếu của nhà Đường. Chính quyền đô hộ ở Giao Châu (tên nước Việt Nam thời kỳ này) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, là thời cơ tốt để một loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa lớn của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng...
Tuy nhiên, phải đến khi Khúc Thừa Dụ, lúc bấy giờ giữ chức hào trưởng đất Hồng Châu (nay thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương), khởi binh thì nước ra mới thực sự giành lại được quyền quản lý.Sách Lịch sử Việt Nam ca ngợi công lao của ông như sau:"Giành lấy chính quyền từ tay phong kiến phương Bắc, Khúc Thừa Dụ kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhớ công lao của ông như một trong những người đặt nền móng cho nền độc lập tự chủ của đất nước".
Người dân khi đó vô cùng tôn sùng Khúc Thừa Dụ vì ông không chỉ có tài mà tính tình cũng rất khoan hòa và giàu lòng thương người. "Thiên thời địa lợi nhân hòa", Khúc Thừa Dụ hoàn toàn có thể xưng đế nhưng ông lại chỉ tự nhận là Tiết độ sứ (tương đương chức quan, cai quản toàn vùng An Nam sứ - Việt Nam ngày nay)."Tuy mang danh một quan chức nhà Đường (Tiết độ sứ) nhưng trong thực tế và về thực chất, chính quyền Khúc Thừa Dụ là chính quyền tự chủ, đặt cơ sở cho nền độc lập bền lâu của nước ta",sách Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh. Ông còn được hậu thế suy tôn là"Khúc tiên chúa".
1 năm sau khi Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa thành công, nhà Đường buộc phải công nhận chính quyền của ông và phong vị tướng này làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Đồng bình chương sự. Tuy nhiên, vào năm 907, ông đột ngột qua đời, con trai Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp còn dang dở của cha, dồn sức giữ đô ở La Thành (nay là Hà Nội). Sau khi Khúc Hạo qua đời vào năm 917 thì con trai ông là Khúc Thừa Mỹ nối nghiệp ông nội và cha. Thế nhưng sự sai lầm trong đường lối ngoại giao đã khiến cho nước ta bị quân Nam Hán dẫn binh sang đánh vào năm 921, Khúc Thừa Mỹ cũng bị bắt đen về phương Bắc.
Ngày nay, Khúc Thừa Dụ vẫn được nhắc đến như người đặt nền móng cho nền độc lập của dân tộc. Tên ông được cho cho nhiều đường phố ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng,...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'