Vị vua đại tài nhân từ nhất lịch sử Việt Nam: Nâng tầm đất nước, khiến phương Bắc phải kiêng nể
Ai là vị vua đầu tiên của nước ta xưng đế? / Ông Ba Bị trẻ con sợ mất vía hóa ra là ông ngoại của 1 vị vua Việt, chịu nỗi oan cả trăm năm qua
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam có nhiều vị minh quân nổi tiếng. Nhưng nhắc đến cụm từ “trăm năm thịnh thế”, người ta không thể không kể đến vị vua thứ ba của nhà Lý – Lý Thánh Tông. Ông được mệnh danh là vị vua lỗi lạc, nhân từ nhất lịch sử Việt Nam.
>> Xem thêm: Đây là gia đình được xem là đại trí thức hàng đầu Việt Nam: Nhà có 5 giáo sư, đọc thành tích mà tự hào
Vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072), là con của vua Lý Thái Tông và Linh Cảm Hoàng hậu. Ông là người nổi tiếng thông minh, sáng dạ ngay từ nhỏ, không chỉ giỏi văn chương còn rất thạo võ lược.
Tượng thờ vua Lý Thánh Tông
Khi còn là thái tử, Lý Thánh Tông đã được vua cha cho ở cung Long Đức, được tiếp xúc với cuộc sống của nhân dân từ sớm. Cũng bởi vậy mà ông rất thương dân, hiểu được nổi khổ của họ. Lòng vị tha, nhân hậu cũng vì thế mà ngày càng lớn hơn trong con người Lý Thánh Tông. Sau này lên ngôi, ông trở thành minh quân có những chính sách cai trị khoan hòa, nhân từ.
>> Xem thêm: Bàn chân người được tìm thấy trên đỉnh Everest nắm giữ bí ẩn lớn nhất của ngành leo núi
Năm 1054, Lý Thánh Tông sau khi nối ngôi đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Đây là quyết định quan trọng, bởi cũng kể từ đó đến 346 năm sau, nước ta giữ nguyên tên Đại Việt này.
>> Xem thêm: Kim loại quý đắt nhất thế giới: Gấp 15 lần vàng, dự kiến đạt 3,2 tỷ USD năm 2026; châu Á 'rất khát'
Đại Việt Sử Lược chép lại, vua Lý Thánh Tông từng đốt hết tất cả các vật dụng tra tấn, hành hình sau khi nhận ngôi. Ông tăng bổng lộc cho các quan tư pháp, cai ngục nhằm làm trong sạch bộ máy thực thi hành án, giúp người dân được nhận mức án công bằng nhất.
Mùa đông giá rét năm 1055, vua Lý Thánh Tông truyền lệnh cho phát chăn chiếu cho tù nhân, cấp cơm ngày 2 bữa cho họ. Ông còn ra lệnh giảm thuế năm ấy cho dân.
>> Xem thêm: Đất nước sở hữu ngọn lửa vĩnh cửu cháy 4.000 năm chưa bao giờ tắt, bất chấp mưa gió và tuyết rơi
Những chính sách của ông khiến người dân nể phục, kính trọng vô cùng. Để đền đáp công ơn của vua, dân bảo ban nhau phải sống lương thiện, ăn ở tốt để ông vui lòng.
Dù nổi tiếng nhân từ nhưng vua Lý Thánh Tông lại là một vị tướng đáng sợ trên chiến trường. Năm 1069, ông cùng Lý Thường Kiệt đem quân thảo phạt quân Chiêm Thành, triệt phá kinh đô Trà Bàn, bắt sống Chế Củ (vua Chiêm Thành). Lý do bởi nước bạn thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Sau này, để được về nước, Chế Củ đã dâng 3 châu là Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị ngày nay).
Sau lần chinh phạt Chiêm Thành đó, vị thế của Đại Việt ta lên cao đáng kể, đến mức nước Tống cũng phải e dè. Riêng Chiêm Thành từ đó kính sợ và thần phục nước ta, thậm chí còn cho sứ sang cống nộp cho Đại Việt.
Vua Lý Thánh Tông còn là người rất coi trọng việc học. Ông là người cho dựng Văn Miếu ở phía Nam thành Thăng Long vào năm 1070. Văn Miếu là nơi Hoàng Thái tử, hoàng thất đến học. 6 năm sau, Quốc Tử Giám được dựng lên và là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta, chuyên đào tạo nhân tài cho đất nước.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận, nhà Lý có 3 vị vua anh minh lỗi lạc nối tiếp nhau là Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Anh Tông. Họ đã tạo nên thời kỳ “trăm năm thịnh thế”, đưa Đại Việt trở thành một đất nước hùng mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ