Lý do lăng mộ Chu Nguyên Chương - vị vua vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc bất khả xâm phạm 6 thế kỷ
Các hoàng đế thời xưa thường chôn người sống trong lăng mộ. Người sống có thể sống trong lăng mộ bao lâu? Người bình thường có thể không nghĩ tới / Khu mộ cổ của đại gia giàu nức tiếng cả xứ Nam Kỳ một thời, như tuyệt tác kiến trúc giờ hoang phế, đổ nát
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là vị hoàng đế khai quốc của triều nhà Minh. Thời kỳ cai trị của ông được gọi là Hồng Vũ chi trị. Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc nhờ những công trạng to lớn của ông đối với đất nước. Tuy nhiên, vị hoàng đế này cũng bị chê trách vì sự hà khắc và việc ông sát hại nhiều công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.
>> Xem thêm: CLIP: Trăn tập kích từ dưới nước, đoạt mạng linh dương trong chớp mắt
Chân dung Chu Nguyên Chương
Năm 1398, hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà. Ông được truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Cao Hoàng đế. Vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Minh được an táng ở Hiếu lăng, Nam Kinh.
>> Xem thêm: Các nhà nghiên cứu phát hiện loài động vật mới chỉ có duy nhất ở Việt Nam mà khoa học chưa biết đến
Tính đến hiện tại, đã hơn 600 năm kể từ ngày hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà. Điều khiến giới chuyên gia quan tâm là lăng mộ của ông chưa từng bị bọn trộm mộ tàn phá.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra 3 nguyên nhân giúp lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương không bị trộm mộ tấn công.
>> Xem thêm: Lý do Khang Hi có tận 35 người con trai nhưng ngai vàng lại thuộc về Ung Chính - con thứ của phi tần
1. Lăng mộ có thiết kế đặc biệt
Lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương đươc xây ở núi Tử Kim, Nam Kinh. Theo sử sách ghi lại, lăng mộ của ông mất hơn 30 năm xây dựng và tiêu tốn nhiều tiền bạc.
>> Xem thêm: Thần đồng ‘chung chồng’ với Võ Tắc Thiên: 5 tháng biết nói, 4 tuổi thạo thi thư
Sự khác biệt giữa lăng mộ của Chu Nguyên Chương với những ngôi mộ khác chính là nó được xây dựng ở bên trong một ngọn núi đá kiên cố. Hơn nữa, những người thiết kế cũng đã cố gắng hết sức để che giấu lối vào trong lăng mộ. Do đó, người bình thường cũng khó có thể tìm được lối vào này.
>> Xem thêm: Mỹ nhân thê thảm nhất lịch sử Trung Quốc: Khi sống làm ‘người lợn’, qua đời lại được tôn làm thần
Hơn nữa, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên chương còn có rất nhiều đá cuội ở trên nóc để làm giải pháp chống trộm. Vậy nên khi có kẻ trộm bất ngờ đột nhập vào trong lăng mộ, chỉ cần chúng đào một cái hố thì đá cuội sẽ lập tức rơi xuống để lấp kín hố. Nhẹ thì có thể thoát thân, nhưng cứ cố tiến sâu vào trong lăng mộ thì kẻ trộm có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.
2. Cái quỳ gối của hoàng đế Khang Hi
Khang Hi (1654 – 1722) là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Thanh. Ông được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vị đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và thường được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.
Hoàng đế luôn được coi là "thiên tử", nắm trong tay quyền lực tối thượng. Trong suốt cuộc đời ở ngôi "cửu ngũ chí tôn", ngoài tổ tiên, cha mẹ và các vị thần, hoàng đế sẽ không phải quỳ lạy bất cứ ai.
Tuy nhiên, theo ghi chép trong lịch sử, mỗi khi đến Nam Kinh, hoàng đế Khang Hi sẽ đến bái Minh Hiếu lăng, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Lý giải về hành động này của hoàng đế Khang Hi, các chuyên gia nhận định rằng, ông chấp nhận quỳ gối trước lăng mộ Chu Nguyên Chương là để củng cố địa vị thống nhất của triều đại nhà Thanh.
Đồng thời, ông cũng muốn làm dịu đi mối quan hệ gay gắt với người Hán. Bởi lẽ, hoàng đế Khang Hi cho rằng muốn thống nhất được thiên hạ và củng cố sự nghiệp của nhà Thanh thì cần phải thuần phục được lòng dân, nhất là người Hán.
Trên thực tế, việc hoàng đế Khang Hi 6 lần tới Minh Hiếu lăng và đích thân thực hiện “3 quỳ, 9 lạy” trước nơi an nghỉ của hoàng đế Chu Nguyên Chương khiến nhiều người Hán cảm động. Từ đó, ông cũng dần chiếm được cảm tình của người dân.
Không chỉ thế, hoàng đế Khang Hi còn đặc biệt cử người tới quản lý, bảo vệ, đồng thời thường xuyên tu sửa lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Việc có sự quan tâm của hoàng đế cũng như việc ông nhiều lần thực hiện quỳ đại lễ ở đây giúp lăng mộ được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều này khiến những kẻ trộm mộ cũng không dám xâm phạm.
Kể từ sau khi Khang Hi đến Minh Hiếu lăng, việc thực hiện thờ cúng, lễ bái và bảo vệ lăng mộ tổ tiên của nhà Minh cũng trở thành việc thường lệ đối với các vị hoàng đế của triều nhà Thanh.
Chính vì vậy, có thể nói rằng cái quỳ gối của hoàng đế Khang Hi không chỉ đổi lấy 200 năm thịnh vượng của nhà Thanh mà còn giúp bảo vệ lăng mộ hoàng đế Chu Nguyên Chương luôn được an toàn trong hàng trăm năm.
3. Lăng mộ được bảo vệ nghiêm ngặt
Kể từ khi lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương được xây dựng, triều đình đã thành lập một cơ quan đặc biệt để là nhiệm vụ giám sát và bảo vệ. Theo ghi chép trong sử sách, vào thời nhà Minh, có tới hàng chục nghìn binh sĩ ngày đêm tuần tra để bảo vệ lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Những binh sĩ này đều được tuyển chọn thông qua nhiều cuộc huấn luyện để tìm ra những người ưu tú nhất.
Đến triều đại nhà Thanh, Khang Hi và nhiều vị hoàng đế khác được người Hán yêu mến vì đã bày tỏ lòng tôn kính với lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Các vị hoàng đế của triều đại này còn đặc biệt cử người đến tu bổ lăng mộ và bảo vệ sự an toàn cho "giấc ngủ" của hoàng đế Chu Nguyên Chương.
Mỗi lần các hoàng đế nhà Thanh ghé thăm viếng Minh Hiếu lăng, mức độ bảo vệ của lăng mộ này lại tăng thêm một bậc. Do đó, trong suốt mấy trăm năm nhà Thanh trị vì, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương vẫn luôn được bảo vệ an toàn, không bị trộm mộ cướp phá.
Sau khi triều nhà Thanh sụp đổ, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương vẫn nhận được nhiều sự quan tâm và bảo vệ của các cấp chính quyền và người dân địa phương.
Do đó, sau hơn 600 năm với nhiều sự thay đổi của thời cuộc, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương vẫn còn nguyên vẹn và trở thành một trong những danh thắng nổi tiếng ở Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh