Viên kim cương xanh độc nhất vô nhị của thế giới - Gieo rắc tang thương suốt 118 năm: Được 'giải oan' mới chịu nằm yên!
Khám phá viên kim cương màu hồng tím đắt nhất trong lịch sử / Rộng tới 100km, hố thiên thạch này tại Nga đang ẩn chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương
Bị đánh cắp cùng với những đồ Trang sức Vương miện Pháp (French Crown Jewels) trong một cuộc bạo động thành Paris, viên kim cương xanh hoàn mỹ bậc nhất thế giới và cực kỳ quý hiếm này đã bị mất tích trong nhiều thế kỷ cho đến khi công trình điều tra của các nhà sử học và nhà khoa học phá được vụ án.
Được các nhà đá quý kinh nghiệm gọi với cái tên đơn giản là "The Blue", viên kim cương xanh lớn nhất thế giới lần đầu tiên biến mất trong một vụ trộm đồ trang sức trong cuộc hỗn loạn của cách mạng Pháp vào năm 1792. Kể từ đó, số phận của "The Blue" trở nên trôi nổi khắp nơi này đến nơi khác, nó đã biến mất nhiều lần trên khắp châu Âu và qua Đại Tây Dương.
Cuối cùng thì các nhà sử học và thợ kim hoàn đã kết thúc cuộc săn tìm kho báu kéo dài hơn 2 thế kỷ này.
Hầu hết các viên kim cương được đánh giá cao vì không màu, nhưng "The Blue" lại nổi bật và đánh chú ý với màu xanh lam đậm đặc biệt của nó. Được phát hiện ở Ấn Độ và được đưa đến Pháp vào thế kỷ 17, viên đá này có khối lượng khổng lồ 115 carat - một trọng lượng hiếm có về mặt đá quý.
Viên kim cương thu hút sự chú ý của Vua Louis XIV của Pháp, người đã mua nó vào năm 1668. Để chế tác một biểu tượng phù hợp cho Vua Mặt trời, nhà vua đã cho cắt nó, giảm xuống còn 69 carat nhưng tăng cường độ sáng của nó. Ông đã cho gắn nó trong một khung cảnh vàng đặc biệt trên vương miện, tạo ra hiệu ứng ánh nắng Mặt trời phản chiếu trên đá vô cùng lộng lẫy.
Năm 1749, cháu nội của Louis XIV - là Vua Louis XV - đã đính viên kim cương "The Blue" lên phù hiệu Bộ lông cừu vàng của mình.
Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới: Số phận nổi trôi
Hơn 40 năm sau, khi nước Pháp chìm trong cuộc cách mạng, Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie-Antoinette bị bắt vào năm 1791 khi đang cố gắng chạy trốn khỏi đất nước. Với việc quốc vương bị cầm tù, Kho bạc Hoàng gia Pháp được chuyển giao cho chính phủ non trẻ.
Vào giữa tháng 9 năm 1792, khi một làn sóng bạo loạn nhấn chìm Paris, những tên trộm đã đột nhập vào Kho bạc Hoàng gia - Garde-Meuble, và lấy trộm hầu hết các Trang sức Vương miện Pháp trong vòng 5 đêm.
Một trong những tên trộm đó là Guillot Lordonner, rời Paris cùng với phù hiệu Bộ lông cừu vàng có gắn viên kim cương xanh. Khi đến London (Anh), người này cố gắng bán viên kim cương cho những người theo chủ nghĩa quân chủ Pháp lưu vong, nhưng chưa kịp bán thì đã bị bắt vào tù. Viên kim cương quý giá "The Blue" biến mất.
Ánh sáng Mặt trời chiếu xuyên qua Phòng trưng bày Apollo ở Bảo tàng Louvre của Paris (Pháp), nơi trưng bày những vương quyền, đá quý, vương miện của hoàng gia Pháp. Ảnh: SYLVAIN SONNET / ALAMY / ACI
Một số nhà biên niên sử tin rằng "The Blue" không đến London với Guillot Lordonner. Thay vào đó, số phận viên kim cương xanh lớn nhất thế giới trôi nổi theo đúng nghĩa đen. Theo đó, các đội quân cách mạng rất cần một chiến thắng vào khoảng thời gian Áo và Phổ đang đe dọa xâm lược Pháp vào năm 1792.
Được lãnh đạo bởi Công tước Brunswick của Phổ, một cuộc xâm lược đã bị người Pháp đẩy lùi tại Valmy và quân Phổ phải rút lui qua sông Rhine ngày 20 tháng 9 cùng năm. Động lực cách mạng Pháp trở lại và nhiệt tình tăng vọt.
Tuy nhiên, chiến thắng này vấp phải nhiều hoài nghi, vì làm thế nào mà một vị tướng Phổ dày dặn kinh nghiệm và được trang bị tốt lại có thể bị đánh bại nhanh chóng như vậy trước quân Pháp?
Các nhà biên niên sử đưa ra giả thuyết rằng các nhà lãnh đạo cách mạng Pháp đã dàn dựng vụ trộm kim cương rồi dùng chính viên kim cương xanh đó để mua chuộc Công tước Brunswick của Phổ. Người Pháp trao "The Blue" choBrunswick của Phổ để đổi lấy việc thắng trận tại Valmy. Nhiều năm sau đó,Công tước Brunswick đã tặng viên kim cương cho con gái mình -Công chúa Caroline, ở London vào năm 1805.
Số phận "The Blue": Hơn 200 năm đã sáng tỏ
Năm 1812, một viên kim cương xanh phiên bản nhỏ hơn viên đá quý nổi tiếng của Pháp (The Blue) đã qua tay một đại lý ở London tên là Daniel Eliason.
Làm thế nào anh ta có được nó, và anh ta đã bán nó cho ai, là một bí ẩn. Daniel Eliason đã đưa viên đá này cho nhà kim hoàn John Francillon, người đã thực hiện một bản phác thảo và mô tả một viên kim cương "xanh đậm" 45,52 carat "không có đốm hoặc khuyết điểm".
Có cùng chất lượng nhưng nhỏ hơn "The Blue", viên kim cương xanh "mới" này lại biến mất cho đến năm 1839, khi hồ sơ cho thấy nó nằm trong bộ sưu tập của chủ ngân hàng Henry Philip Hope.
Gia đình quý tộc Hope đã bán viên kim cương xanh nhỏ vào năm 1901 và cuối cùng nó đã được đưa vào bộ sưu tập của nữ thừa kế người Mỹ Evalyn Walsh McLean vào năm 1912. Sau khi bà qua đời vào năm 1947, nhà kim hoàn Harry Winston đã mua những món trang sức của bà và tặng viên kim cương Hope cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Viện Smithsonian (Mỹ) năm 1958.
Các học giả từ lâu đã nghi ngờ rằng: Viên kim cương Hope và Viên kim cương xanh "The Blue" bị mất của Pháp là một và giống nhau.
Mãi cho đến năm 2005, 213 năm sau vụ "The Blue" bị mất, các học giả mới có thể chứng minh điều đó.
Jeffrey Post, người phụ trách Viện Smithsonian và các chuyên gia khác, đã thực hiện một nghiên cứu mô hình máy tính dựa trên các dữ liệu thế kỷ 17 là bản vẽ chi tiết của "The Blue" và bản quét của viên kim cương Hope phiên bản nhỏ hơn.
Năm 2007, một viên kim cương hình khiên đúc bằng chì được tìm thấy trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris (Pháp) và được xác định là mô hình của "The Blue".
François Farges, người phụ trách Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris, khi viết chú thích về viên kim cương bằng chì này đã cung cấp manh mối về số phận của "The Blue". Trong đó, "The Blue" thuộc về ông Hope ở London, rằngHenry Philip Hope đã mua lại "The Blue" trước khi nó bị cắt để tạo ra viên kim cương nhỏ hơn - có tên là Hope.
Viên kim cương đúc bằng chì cung cấp chính xác kích thước của viên kim cương xanh lớn nhất thế giới. Điều này cho phép các nhà khoa học tái tạo lại mô hình trên máy tính một cách dễ dàng.
Sử dụng thông tin và dữ liệu này từ các nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã có thể giải đáp bí ẩn và xác nhận rằng Viên kim cương Hope thực sự từng là "The Blue" huyền thoại của Pháp.
Lời nguyền của Hope: Gieo chết chóc khắp nơi
Trước đó, vì số phận bí ẩn của viên kim cương Hope mà nhiều người đồn đoán rằng Hope chứa lời nguyền và mang lại tai ương cho những ai sở hữu nó.
Ví dụ, sau khi sở hữu viên Hope, vào năm 1887, gia đình Philip Hope phá sản và năm 1901 phải bán lại viên kim cương cho Francis Hope. Người này sau khi sở hữu viên đá đã nướng khối gia tài khổng lồ vào bài bạc, còn người vợ thì bỏ theo nhân tình.
Hành trình gieo rắc xui xẻo của viên kim cương Hope lại tiếp tục khi viên đá được công ty trang sức Sons & Company của nhà buôn trang sức Joseph Frankel ở New York, Mỹ mua lại. Công ty này cũng nhanh chóng rơi vào khó khăn tài chính trong cuộc suy thoái có tên gọi "Cuộc hoảng loạn của các chủ nhà băng" vào năm 1907 và phải bán lại viên đá.
Tiểu thư Evalyn Walsh McLean, người thừa kế cực kỳ giàu có ở New York, Mỹ, người từng sở hữu Hope.
Hope tiếp tục qua tay nhiều người nhưng đều mang tới tai ương, bất hạnh và cái chết ở bất cứ nơi đâu nó đến. Nhà kim hoàn người Hà Lan Wilhelm Fals bị giết hại dã man bởi chính con trai ông; một chủ sở hữu người Hy Lạp tên là Simon Maoncharides đã lao xe khỏi vách đá và chết thảm cùng cả gia đình khi chưa kịp thực hiện ý định gọt giũa lại viên kim cương.
Một chủ nhân khác là Jacques Colet thì tự tử, Hoàng tử Nga Ivan Kannitovitsky thì bị sát hại; người vợ lẽ của Vua Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid nhận được quà tặng là viên kim cương Hope nhưng đã giết chết chính nhà vua.
Cuối cùng kim cương Hope được nhà kim hoàn danh tiếng người Pháp Pierre Cartier mua. Lúc này nó đã khét tiếng gây ra những cái chết bí ẩn hoặc kết cục bi thảm cho chủ nhân dù người đó là ai.
Cartier quảng bá viên kim cương là một vật báu bị nguyền rủa, và một người mua đã bất ngờ xuất hiện. Đó là tiểu thư Evalyn Walsh McLean, người thừa kế cực kỳ giàu có ở New York, Mỹ vốn tin rằng cô có quyền lực biến đổi vật báu mang điềm gở thành một viên kim cương may mắn, mang lại danh tiếng và tiền bạc.
Nhưng "quyền lực" rũ bỏ điềm gở của McLean đã thất bại thảm hại, cô sớm đối mặt với lời nguyền khủng khiếp: Lần lượt mẹ chồng, người con trai mới 9 tuổi của cô tử vong trong tai nạn xe hơi, con gái nghiện ma túy và chết vì sốc thuốc năm 25 tuổi. Chồng McLean bỏ đi với nhân tình, còn bản thân cô thì cuối cùng phải bán tờ báo Washington Post, rồi chết trong nợ nần chồng chất vào năm 1947.
Viên kim cương Hope hiện đang nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Viện Smithsonian ở Washington, D.C. và đã được cắt ra từ "The Blue" - Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới. Ảnh: GRANGER / ALBUM / NATGEO
11 năm sau đó, Hope rơi vào tay một người buôn đá quý tên là Harry Winston. Ông này đã mang viên kim cương đi khắp nước Mỹ từ năm 1949 đến 1953 trước khi tặng lại báu vật cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington D.C., Mỹ vào năm 1958.
Sau khi viên kim cương nằm yên ổn trong bảo tàng, nó dường như không gây ra thêm rắc rối nào nữa. Viện bảo tàng Smithsonia trưng bày Hope trong bộ sưu tập đá quý quốc gia, và cho tới nay hàng năm vẫn được hàng triệu khách tham quan chiêm ngưỡng.
Dù không chắc viên kim cương Hope có chứa lời nguyền hay không, hay những sự việc đen đủi xảy ra chỉ là trùng hợp, song, cuối cùng thì số phận của viên kim cương xanh "The Blue" cũng đã sáng tỏ sau hơn 200 năm và Hope cũng có nguồn gốc độc đáo của nó - "Hậu duệ" của "The Blue".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này