Việt Nam lần đầu phát hiện loài thằn lằn giun mới: Sở hữu nhiều đặc điểm kỳ lạ, rất khó bắt gặp
Phát hiện tượng chiến binh Maya đội rắn trên đầu / Bí ẩn về cái chết của Cleopatra, liệu bà có thực sự bị rắn độc cắn chết?
Mới đây, giới khoa học cho biết, lần đầu tiên ở Việt Nam phát hiện loài thằn lằn giun Ninh thuận, còn gọi là thằn lằn giun Núi Chúa. Nó có tên khoa học là Dibamus tropcentr Kliukin, Nguyen, Bragin & Poyarkov, 2023. Trước đó, ngày 1/12, tạp chí Zootaxa lần đầu mô tả và công bố loài này. Được biết, loài mới được phát hiện, mô tả dựa trên mẫu vật thu thập được ở Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận.
Thằn lằn giun Núi Chúa
Như vậy, với việc phát hiện loài thằn lằn giun mới, Việt Nam ghi nhận loài thứ 7 của giống Dimamus, nâng tổng số loài của giống này lên 25 loài. Loài mới thuộc giống Dibamus của họ Thằn lằn giun Dibamidae. Dibamidae gồm hai giống, gồm Anelytropsis Cope, 1885 ghi nhận ở Mexico và giống Dibamus Duméril & Bibron, 1839 có phân bố rộng khắp các lục địa và đảo.
Họ Dimamus này không có mắt nên thường được gọi là thằn lằn mù. Chúng có vảy nhưng không có chi, thoạt nhìn rất giống giun. Loài mới được tìm thấy tại Việt Nam có thêm đường rãnh môi cơ bản, đuôi dài hơn, lượng vảy dưới đuôi và vảy giữa thân nhiều hơn.
Thành viên nhóm nghiên cứu – thạc sĩ Nguyễn Văn Tân (Đại học Duy Tân) cho biết, loài thằn lằn mới phát hiện có chiều dài 10-12cm, nhìn giống giun, chuyên sống trong đất, gần thảm gỗ mục. Đặc biệt, loài mới này thích nơi đất ẩm, có tổ mối. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nó khó bị phát hiện.
Chia sẻ với báo chí, ông Tân nói:“Thông thường loài thằn lằn sẽ có chân và mắt, màng nhĩ, và các chi, song loài mới này chân gần như tiêu biến do thích nghi sống chui luồn trong đất”.
Dù không có chân nhưng loài thằn lằn mới được phát hiện lại di chuyển rất nhanh. Nhóm chuyên gia đã mất nhiều tháng trời (từ 9/2022 đến 3/2023) mới có thể lần được dấu vết của nó.
Hiện tại chưa có đánh giá về sinh thái học, quần thể, tập tính của loài thằn lằn mới. Theo nghiên cứu, kích thước quần thể của chúng khá nhỏ, phân bố hẹp ở Vườn Quốc gia Núi Chúa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ