Khám phá

Việt Nam sở hữu loài bí ẩn, quý hiếm nhất hành tinh: Cả thế giới chỉ còn 2 cá thế, nhân loại cùng bảo tồn

Tính đến hiện tại, trên thế giới chỉ còn lại 2 cá thể của loài rùa này. Trong đó, 1 con sống ở Việt Nam, con còn lại sống ở Trung Quốc.

Tiết lộ danh tính ‘cha đẻ’ Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nhiều người nhận là 'dân gốc' nhưng chưa chắc biết / Bình muối dưa của mẹ hóa ra là cổ vật quý giá hàng ngàn năm tuổi, chàng trai 'mừng hụt' vì không được bán đi

Người dân Việt Nam gần như không ai không biết đến truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy ở hồ Gươn (hồ Hoàn Kiếm). Tương truyền, “cụ” rùa dưới hồ Hoàn Kiếm sau này chính là hậu duệ của thần Kim Quy năm đó.

Theo góc nhìn của khoa học, rùa hồ Gươm là loài rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử, tên khoa học là Rafetus swinhoei, còn được gọi là rùa mai mềm Thượng Hải. Nó có đầu dài, mõm giống lợn, mắt nhỏ.

rua-2
Rùa Hồ Gươm phơi nắng đợt đầu năm 2015. Ảnh: PGS Hà Đình Đức

Rùa hồ Gươm, là loài rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới, nằm trong danh mục nguy cơ tuyệt chủng cao nhất do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân loại. Lý do đẩy chúng đến bờ vực biến mất vĩnh viễn là vì tình trạng săn bắt quá đà để lấy xương, mai. Bên cạnh đó, môi trường sống của loài rùa này cũng bị phá hủy nghiêm trọng.

Rùa hồ Gươm có nguồn gốc từ sông Dương Tử và Thái Hồ, vùng giáp ranh các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang của Trung Quốc. Đáng nói, trên thế giới hiện nay chỉ có 2 cá thể rùa này: một con ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc và một con ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam.

rua-1
Cá thể rùa ở hồ Đồng Mô được bẫy bắt năm 2020. Ảnh: Chương trình bảo tồn rùa Châu Á

Trước năm 1995, ở Việt Nam còn khá nhiều loài rùa này, nhưng người dân khi đó thường bắt mang đi bán. Đến sau này, nước ta có 2 cá thể ở hồ Gươm và ở Đồng Mô. Tuy nhiên cả hai đều đã chết. Sự kiện rùa ở hồ Gươm chết năm 2016 và rùa ở Đồng Mô chết hồi tháng 4/2023 khiến dư luận không khỏi tiếc nuối và bàng hoàng. Mãi đến 2018, chúng ta phát hiện thêm 1 con ở hồ Xuân Khanh.

Con rùa hồ Gươm còn sót lại ở Việt Nam trong hồ Xuân Khanh được xác định qua công nghệ gene môi trường. Nó nặng khoảng 70 – 80 kg, rất hoang dã và bí ẩn, khó để bắt gặp và chụp ảnh.

rua-3
Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã được xác định giới tính năm 2020. Ảnh: ATP

Trước tình trạng cấp bách khi rùa hồ Gươm chỉ có 2 cá thể trên thế giới, các nhà quản lý, khoa học rất sốt sắng và muốn nhân bản chúng. Từng có ý tưởng nhân bản vô tính chúng, nhưng theo Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội – Tạ Văn Sơn thì tuy ý tưởng này hay song lại khó khả thi vì loài rùa hồ Gươm quá quý hiếm.

 

Nhiều năm qua, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) đã tiến hành khảo sát 28 tỉnh thành miền Bắc với hi vọng tìm thêm được nhiều rùa hồ Gươm. Có khoảng 30 khu vực sông, hồ có khả năng tồn tại loài rùa này. Đặc biệt, Đồng Mô được kỳ vọng vẫn còn một con rùa hồ Gươm khác ngoài “cụ” rùa đã chết.

rua-4
Rùa ở Đồng Mô. Ảnh: IMC

Nhiều năm qua, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) đã tiến hành khảo sát 28 tỉnh thành miền Bắc với hi vọng tìm thêm được nhiều rùa hồ Gươm. Có khoảng 30 khu vực sông, hồ có khả năng tồn tại loài rùa này. Đặc biệt, Đồng Mô được kỳ vọng vẫn còn một con rùa hồ Gươm khác ngoài “cụ” rùa đã chết.

- Video lửng mật ác chiến với 3 báo hoa mai. Nguồn: Latest Sightings.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm