Việt Nam sở hữu loại gỗ quý hiếm xuất hiện từ 10 triệu năm trước, hiện chỉ còn 162 cây, từng có tin đồn chữa được ung thư
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người / Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Người ta phát hiện ra không ít loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam, trong đó có cây thủy tùng.
Cây thủy tùng, được biết đến với tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là một loại gỗ hiếm chỉ còn được tìm thấy ở tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Tại địa phương này, huyện Ea H'leo có 142 cây thủy tùng, huyện Krông Năng có 19 cây và thị xã Buôn Hồ có 1 cây.
Thủy tùng, còn được biết đến với cái tên thông nước, là loài cây mang vẻ đẹp cổ kính và tràn đầy sức sống. Đây là một dấu ấn lịch sử sống động, phản ánh quá khứ địa chất và sinh học của Trái Đất. Loại cây này tồn tại từ hơn 10 triệu năm trước, thời điểm loài khủng long của kỷ băng hà còn sinh sôi. Hiện nay, nó đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Gỗ thủy tùng có giá trị cao, là loại quý hiếm trên thị trường.
Trong quá trình lịch sử kéo dài hàng trăm triệu năm, nhiều loài thực vật đầm lầy, trong đó có thông nước, đã chết dưới tác động của nhiệt độ và áp lực địa chất, dần hóa thành than đá. Các cây thủy tùng còn tồn tại ở Việt Nam và một số quốc gia khác là những cá thể đã vượt qua được giai đoạn biến động đó. Tuy nhiên, số lượng của chúng đang ngày càng giảm sút do tình trạng "vô sinh", khiến chúng ngày càng trở nên khan hiếm.
Không chỉ được đánh giá cao về giá trị kinh tế, thủy tùng còn từng bị đồn đoán có khả năng chữa được bệnh ung thư. Khi tin đồn này lan truyền, rất nhiều người đã đổ xô vào rừng tìm kiếm giống cây này. Để đối phó với tình trạng bị "săn lùng" quá mức, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm cách nhân giống chúng nhằm bảo tồn nguồn gen quý giá.
Loại cây này có từ 10 triệu năm trước, tới nay chỉ còn 162 cây ở Việt Nam.
Đây là loại cây gỗ lớn, có thể cao tới 30m hoặc hơn, đường kính thân lên đến 1m. Vỏ cây màu xám, xốp và có nhiều rãnh dọc. Lá cây nhỏ, hình kim, mọc đối xứng tạo nên vẻ đẹp riêng biệt. Gỗ thủy tùng có chất lượng rất tốt, thớ gỗ mịn, vân đẹp, không bị mối mọt và có mùi thơm đặc trưng. Chính vì vậy, loại gỗ quý hiếm này được sử dụng để làm đồ nội thất cao cấp, đồ mỹ nghệ và các công trình kiến trúc đặc biệt.
Gỗ cây quý này thường được biết đến với hai loại là thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ. Thủy tùng đỏ thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như lục bình, tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của những sản phẩm làm từ gỗ này rất cao, có thể đạt tới hàng chục triệu đồng, thậm chí lên tới hàng trăm triệu đồng. Chẳng hạn, một khúc gỗ thủy tùng đỏ có chiều dài 1m và đường kính 80cm có thể có giá khoảng 250 triệu đồng.
Điều đặc biệt ở loại gỗ thủy tùng là ngay cả khi đã được chế tác thành các sản phẩm, nó vẫn tiếp tục tiết ra nhựa và tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng, giống như gỗ sưa, mang lại nét độc đáo riêng biệt. Trong quá khứ, thủy tùng còn được dùng làm vị thuốc dân gian, có tác dụng chữa trị phong thấp, giảm đau và làm săn da. Với dáng vẻ đẹp mắt, cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn được trồng quanh hồ ao, đóng vai trò giữ đất và phòng chống xói mòn hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh