Khám phá

Việt Nam thuộc triều đại nào thời Tần Thủy Hoàng? Người đứng đầu khi đó 99% dân Việt đều biết

Khi Trung Quốc đang dưới quyền cai trị của Tần Thủy Hoàng thì Việt Nam là triều đại nào? Thủ lĩnh nước ta khi đó là ai mà khiến hàng vạn quân Tần 3 năm không nghỉ ngơi vẫn không thể đánh bại, cuối cùng phải 'xanh mặt' rút lui.

7 mối hận lớn nhất đời Tần Thủy Hoàng, số 1 khiến hậu thế chua xót / Kinh ngạc trước cách đối dãi của Tần Thủy Hoàng dành cho phi tần của 6 nước bại trận

Tần Thủy Hoàng (259TCN - 210 TCN) là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng à quyền lực bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ông lên ngôi năm 13 tuổi, là vị vua thứ 36 của nước Tần và sau này trở thành Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc (năm 221 TCN).

Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế ôm tham vọng mở rộng lãnh thổ thêm nữa

Đứng ở đỉnh cao quyền lực khi bước sang tuổi 38, Tần Thủy Hoàng không dồn toàn lực để ổn định nhà nước mà ôm tham vọng mở rộng ra bên ngoài. Thủy Hoàng Đế liên tục phát động chiến tranh xâm lược và vùng đất của người Việt cổ là một trong những mục tiêu mà vị hoàng đế này nhắm đến. Sử sách có ghi chép lại rằng Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư dẫn 50 vạn quân kéo xuống phía Nam để càn quét.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) sau năm 210 TCN

Nhà nước Văn Lang khi đó hạn chế về mọi mặt, quân Tần người đông thế mạnh, nghệ thuật quân sự đạt đến trình độ đỉnh cao trên thế giới thì nếu có bại trận cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, tổ tiên của chúng ta đã cho thấy sự nhạy bén và thông minh khi áp dụng chiến thuật "vườn không nhà trống" và lối đánh du kích đặc trưng. Cụ thể, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại rằng đối diện với quân Tần hùng mạnh, người Việt ai nấy đều vào rừng tránh giặc, đưa người tài giỏi lên làm tướng, ban ngày ẩn nấp, ban đêm tấn công. Cùng với sự hỗ trợ của địa hình rừng núi và tinh thần kiên trì, đoàn kết mà quân Tần suốt 3 năm trời không có thời gian nghỉ ngơi, "lương thực bị tuyệt và thiếu, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong".

Sau khi khiến cho nguồn lực và tinh thần của quân Tần kiệt quệ, Thục Phán An Dương Vương cùng nhiều thủ lĩnh tài giỏi khác đã lãnh đạo quân ta tiêu diệt sinh lực địch, giết chết Đồ Thư, giành được toàn thắng. Năm 208 TCN, quân Tần buộc phải rút khỏi vùng đất của người Việt.

An Dương Vương gắn liền với truyền thuyết nỏ thần

Thục Phán An Dương Vương với công lao to lớn và sự tín nhiệm của người dân đã chính thức lên ngôi, đặt quốc hiệu nước là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa ( ngày nay là Đông Anh, Hà Nội). An Dương Vương sau này là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam không chỉ vì tài trí hơn người mà ông còn gắn liền với truyền thuyết nỏ thần và câu chuyện tình oan nghiệt Mị Châu - Trọng Thủy. Dù lãnh đạo dân ta nhiều lần đánh tan quân xâm lược của Triệu Đà nhưng An Dương Vương cuối cùng vì trúng kế của Trọng Thủy mà dẫn đến kết cục phải nhảy xuống biển tự tử, nhà nước Âu Lạc sụp đổ, đất nước chịu ách đô hộ của phương Bắc năm 179 TCN.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm