Vợ bầu 2 tháng, người đàn ông quyết tâm vứt bỏ để theo gái đẹp rồi nhận “quả báo”, 66 năm sau, 4 chữ ghi trên bia mộ vợ cũ khiến tất cả ngỡ ngàng!
Tại sao hoạn quan Trung Hoa vẫn muốn lấy vợ lớn vợ bé? Lời kể về hoạn quan Thanh triều giúp nhiều người mở mang tầm mắt / Quyết tâm đi đào kênh dẫn nước về làng, cụ ông bị vợ và mọi người mỉa mai là "gã điên", 30 năm sau phải quay lại cảm tạ ông
Người đàn ông từ bỏ vợ con, nhẫn tâm dùng những lời lẽ đau đớn nhất dành cho người phụ nữ yêu mình đã gây nên bao điều phẫn nộ. Và có lẽ, chính vì bản thân không tôn trọng tình yêu nên cuối cùng chính ông ta cũng chẳng có được một cái kết trọn vẹn, tốt đẹp.
Từ Chí Ma là một nhà thơ nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trong văn học Trung Quốc. Người đàn ông đẹp trai nhưng cũng đa tình này đã để lại nhiều lùm xùm trong chuyện tình yêu, hôn nhân.
Từ Chí Ma sinh ra trong một gia đình cực kỳ giàu có và được tiếp xúc với văn hoa phương Tây từ sớm. Tuy nhiên, vì bố mẹ có quyền lực nên vẫn họ Từ chấp nhận hôn nhân sắp đặt của gia đình. Khi đó, gia đình sắp đặt cho ông kết hôn với Trương Ấu Nghi, tiểu thư của một gia đình giàu có khác. Ấu Nghi tính tình hiền hậu, có đôi mắt sáng và khuôn mặt hiền lành.
Mối quan hệ của Trương Ấu Nghi và Từ Chí Ma bắt nguồn từ anh trai bà - Trương Áo Gia. Khi đó, người anh này là thư ký của Tỉnh trưởng Chiết Giang. Trong một lần gặp mặt, anh nhận thấy Từ Chí Ma rất tài năng nên muốn giới thiệu cho em gái. Sau khi dò hỏi, ông viết thư thúc giục cha đến nhà họ Từ để bàn chuyện trăm năm cho Ấu Nghi.
Đối phương là Trương gia nên cha của Từ Chí Ma đương nhiên đồng ý. Thậm chí, cha Từ Chí Ma còn trả lời thiếp cầu hôn bằng một câu rất trang trọng: “Tôi, Từ Thân Như rất vinh dự khi Trương tiểu thư làm con dâu trong nhà”.
Hai bên gia đình tiến hành hứa hôn. Những điều này đương nhiên hai người trẻ tuổi không biết.
Lúc đó Từ Chí Ma 18 còn Ấu Nghi 15. Mặc dù Trương Ấu Nghi là tiểu thư nhà giàu nhưng khi nhìn ảnh của bà, Từ Chí Ma buông luôn 1 câu: “Thật quê mùa”.
Trong mắt nhiều người, Ấu Nghi không tệ đến vậy, bà nhẹ nhàng, trang điểm đơn giản, tĩnh lặng, có sự thu hút riêng chứ không phải quê mùa hay xấu xí như Từ Chí Ma chê bai.
Thế nhưng dù phản đối thế nào đi chăng nữa, đám cưới vẫn được diễn ra. Tuy vậy, sau hôn lễ hoành tráng, lúc nào Từ Chí Ma cũng đau đầu băn khoăn cách bỏ vợ. Đêm tân hôn, ông trốn khỏi phòng. Sau này, gia đình phải can thiệp thì Từ Chí Ma mới thực hiện nghĩa vụ vợ chồng.
Nhưng dù cho như vậy thì Từ Chí Ma vẫn ghét bỏ vợ mình bởi bà không có vẻ đẹp xuất sắc, mĩ miều như những gì ông mong muốn.
Mùa Thu năm 1916, Từ Chí Ma rời Thượng Hải để đi học tại Thiên Tân. Lúc này, Trương Ấu Nghi muốn được đi theo chồng nhưng bị từ chối. Bà đành ở lại quê nhà Chiết Giang. Cưới chồng nhưng không được sống gần nhau, Trương Ấu Nghi vẫn không oán thán, chăm lo cho bố mẹ chồng chu đáo.
Sau này Từ Chí Ma quay về, bà sinh một đứa con trai tên là A Huân. Cảm thấy xong nhiệm vụ với gia đình về chuyện người thừa kế, Từ Chí Ma quyết tâm đi du học.
Trong thời gian ở Anh, Từ Chí Ma phải lòng Lâm Huy Nhân. Dù bản thân có vợ nhưng vì bản thân không để Trương Ấu Nghi vào mắt nên họ Từ thoải mái như người độc thân. Trương Ấu Nghi sang Anh thăm chồng nhưng cũng chính lần sang thăm đó mà bà cay đắng phải nhận “án tử” cho cuộc hôn nhân của mình.
Từ Chí Ma đắm chìm vào tình yêu với Lâm Huy Nhân, cảm thấy vợ mình quá quê mùa, quá thua kém nên quyết tâm ly hôn. Thời điểm đó, Trương Ấu Nghi đang mang thai được hơn 2 tháng.
Trương Ấu Nghi vô cùng đau khổ bởi chồng không giấu giếm ý định ly hôn để đến với Lâm Huy Nhân. Tuy nhiên bà cũng nghĩ thông suốt, không muốn dây dưa thêm nữa. Sau khi đứa con thứ 2 ra đời, bà ly hôn, giải thoát cho chồng vào năm 1922.
Sau đó, Từ Chí Ma vui mừng về tìm Lâm Huy Nhân nhưng người yêu đã hứa hôn với người khác do cảm thấy mình chen chân vào gia đình khác là quá sai trái. Từ Chí Ma mất tất cả với quyết định đó của mình.
Trương Ấu Nghi đau đớn ê chề vì bị chồng bỏ quyết tâm làm lại cuộc đời mình. Không bận tâm về chồng, gia đình lại có điều kiện đã giúp Trương Ấu Nghi bắt tay vào chuyện học hành nhanh hơn. Bà học tập ở châu Âu sau khi được anh trai giúp đỡ. Không may, sau đó đứa con trai thứ 2 của họ đã qua đời.
Trương Ấu Nghi đã đau đớn và mất tinh thần một thời gian, thế nhưng bà vẫn khăng khăng với việc học hành. Lúc đó, Ấu Nghi muốn bản thân có thể tốt hơn sau khi bị chồng bỏ rơi.
Năm 1926, 4 năm sau ngày ly hôn, Trương Ấu Nghi quay về Trung Quốc. Thời điểm ấy, Từ Chí Ma không có được Lâm Huy Nhân nên đã cưới một tài nữ khác là Lục Tiểu Mạn. Quyết định đám cưới này cũng được Trương Ấu Nghi đồng ý mới tiến hành.
Lúc đó, cha của Từ Chí Ma yêu cầu con trai phải hỏi ý kiến vợ cũ. Nếu đồng ý thì mới cho kết hôn. Đương nhiên người buông bỏ hết tất cả như Trương Ấu Nghi không thấy đó là vấn đề, bà ngay lập tức đồng ý để chồng cũ cưới người khác.
Điều đặc biệt được vợ cũ làm trong tang lễBây giờ sau nhiều năm học tập ở châu Âu, bà hoàn toàn mạnh mẽ, khác xa với sự nhẹ nhàng, mờ nhạt năm nào.
Một Trương Ấu Nghi truyền thống, rụt rè năm nào bây giờ đã trở thành Giảng viên tiếng Đức của Đại học Tô Châu. Bà vô cùng năng động và làm việc không biết mệt mỏi. Không chỉ làm trong ngành giáo dục, Ấu Nghi còn tìm hiểu về kinh tế và thiết kế thời trang.
Những năm ở châu Âu và học tập, Ấu Nghi đã tạo cho mình được một nền tảng vô cùng tốt. Khi biết con dâu về nước, Từ Thân Như quyết định tặng một căn nhà ở Thượng Hải cho Ấu Nghi nhưng những thứ đó bà không hề thiếu.
Càng ngày, Trương Ấu Nghi càng trở nên nổi tiếng. Năm 1928, bà giữ chức Phó chủ tịch Ngân hàng Tiết kiệm Thương mại Phụ nữ Thượng Hải. Bà cũng đồng thời là Tổng giám đốc của Công ty quần áo Yunshang.
Rời khỏi cuộc hôn nhân đầu tiên đầy đau đớn, Trương Ấu Nghi đã có đủ vinh quang và sự thán phục từ người đời.
Về phần Từ Chí Ma, cuộc hôn nhân của ông và Lục Tiểu Mạn không hạnh phúc vì sự tiêu xài hoang phí, không hiểu ý nhau của vợ.
Một ngày tháng 11/1931, Từ Chí Ma cãi nhau với Lục Tiểu Mạn. Sáng hôm sau, ông ra sân bay để đến Bắc Kinh nhưng không đợi đến giờ làm thủ tục được do sợ chậm buổi thuyết trình của Lâm Huy Nhân. Ông đã tìm một chiếc trực thăng ở sân bay và thuê nó chở mình lên đường.
Cuối cùng, chiếc trực thăng bay đến Tế Nam thì gặp phải sương mù dày đặc không thể hạ độ cao và gặp tai nạn. Từ Chí Ma mất ngay sau đó.
Lâm Huy Nhân sau khi nghe tin về vụ tai nạn đã gọi cho chồng là Lương Tư Thành để tìm giúp thi thể Từ Chí Ma. Trong khi đó, Lục Tiểu Mạn đang ở nhà của Từ Chí Ma tại Thượng Hải thì từ chối nhận bức điện về cái chết đó. Thậm chí bà cũng từ chối việc nhận xác dù bản thân đang là vợ.
Cuối cùng, bức điện đó người đưa tin đã phải gửi đến Trương Ấu Nghi - vợ cũ Từ Chí Ma vì suy cho cùng, câu chuyện tình yêu và mối quan hệ của họ rất nổi tiếng.
Trương Ấu Nghi cầm bức điện và im lặng một hồi lâu. Sau đó, bà đưa con đến nhà anh trai mình rồi đến Tế Nam để nhận xác chồng cũ.
Trong sự việc này, Trương Ấu Nghi không dám nói với bố của Từ Chí Ma bởi lúc đó ông đã lớn tuổi. Bà sợ ông không chịu đựng nổi nỗi đau mất con trai.
Tuy nhiên giấy không gói được lửa, Từ Thân Như liên tục hỏi han con dâu cũ về những gì đang xảy ra, Trương Ấu Nghi đã nói thật. Sau khi nghe những lời đó, Từ Thân Như nhẹ nhàng nói với Ấu Nghi: “Được rồi, hãy quên nó đi”.
Sau đó, trong đám tang của Từ Chí Ma, Từ Thân Như đã từ chối cho Lục Tiểu Mạn vào cửa. Tuy vậy vì thân phận con dâu, ông đành nhượng bộ. Ông muốn gặp nhất hôm đó là Trương Ấu Nghi nhưng bà chỉ lộ diện, sắp xếp cho tang lễ rồi lùi về phía sau.
Lúc đó, bà đã chuẩn bị một bộ sườn xám đen nhưng không muốn xuất hiện trước mặt vợ sau của chồng. Mãi về sau, khi có người nói rằng Lục Tiểu Mạn nhất định muốn thay vải liệm cho Từ Chí Ma, bà mới xuất hiện.
Từ Chí Ma bị rơi chết, cơ thể quăng quật và không nguyên vẹn. Khi Lục Tiểu Mạn thấy thi thể Từ Chí Ma, bà hoảng sợ và yêu cầu được thiêu xác theo kiểu phương Tây.
Trương Ấu Nghi đã xuất hiện để thuyết phục, tránh làm đám tang trở nên quá mức ầm ĩ. Sau đó Lục Tiểu Mạn cũng đồng ý. Cuối cùng, Trương Ấu Nghi lại chủ trì cho chính đám tang của chồng cũ mình.
Từ khi bị bỏ rơi đến lúc Từ Chí Ma qua đời là 9 năm. Trải qua nhiều vất vả và đau khổ, đến cuối cùng, Trương Ấu Nghi vẫn khiến cả nhà họ Từ phải thán phục vì sự độ lượng của mình.
Năm 1949, Trương Ấu Nghi di cư đến Hong Kong và kết hôn với một Tiến sĩ họ Tô vào năm 1954. Sau khi chồng qua đời vào năm 1972, bà cùng gia đình di cư sang Mỹ. Trương Ấu Nghi đã qua đời ở New York vào năm 1988.
Trên bia mộ của bà chỉ có duy nhất 4 chữ: “Tô Trương Ấu Nghi” mà không có họ Từ. Đó cũng là một sự mỉa mai lớn dành cho Từ Chí Ma - người đàn ông khiến Trương Ấu Nghi chịu bao đau đớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế