Võ Thánh Quan Vũ chưa từng cầm Thanh Long đao huyền thoại?
Những hình ảnh cuối cùng về 'voi nữ hoàng' có đôi ngà khổng lồ ở Kenya / Vì 3 việc này mà tài trí hơn người, Gia Cát Lượng vẫn bị cho là phải ôm tiếc nuối ngàn thu
>> DÒNG BÀI HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Mô phỏng Thanh Long Yến Nguyệt đao của Quan Vũ thời Tam quốc.
Thanh Long Yển Nguyệt đao là một trong những loại binh khí nổi tiếng nhất được mô tả trong Tam quốc diễn nghĩa, thuộc về Võ Thánh Quan Vũ của nhà Thục Hán.
>> Xem thêm: Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm
Hình ảnh Quan Vũ mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao càng khắc sâu trong tâm trí người yêu Tam quốc kể từ khi tiểu thuyết này được chuyển thể lên màn ảnh.
>> Xem thêm: 10 triết lý sống quý hơn vàng ngọc của Gia Cát Lượng
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ đã dùng Thanh Long Yển Nguyệt đao lập vô số công trạng, chém bay đầu tướng địch, gây chấn động Trung Hoa. Dần dần, cứ nhắc đến Thanhg Long Yển Nguyệt đao là người ta nhớ đến Quan Vũ, nên loại binh khí này còn được gọi là Quan đao.
>> Xem thêm: Gia Cát Lượng mượn lực của Tào Tháo và 3 bài học về nghệ thuật nhờ vả ai cũng nên áp dụng
Thanh Long Yến Nguyệt đao của Quan Vũ có thật hay không?
Tam quốc diễn nghĩa mô tả Thanh Long Yển Nguyệt đao là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng.
>> Xem thêm: Giải mã 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng
Quan Vũ cầm Thanh Long Yến Nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố.
Yển Nguyệt có nghĩa là cong tựa như mặt trăng. Người ta hay gọi là "Thanh Long đao" do màu xanh của sắc đao mỗi khi Quan Vũ chém quânđịch.
Thanh đao này tương truyền nặng tới 82 cân (mức đo lường trong Tam quốc diễn nghĩa, vào khoảng 18-48kg ngày nay). Lưỡi đao sáng loáng đến nỗii có thể soi trăng để uống rượu.
Theo truyền thuyết, quan đao được Quan Vũ phát minh, yêu cầu thợ rèn chế ra loại binh khí với hình dạngvà kích thước đúng như ý muốn. Nhờ có tầm vóc và sức mạnh hơn người, Quan Vũ mới có thể mang loại vũ khí oai phong đến vậy.
Trên thực tế, Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung từ lâu đã được mô tả là dùng phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu), để khiến câu chuyện trở nên sinh động trong mắt người đọc.
Quan Vũ nổi tiếng là dũng tướng tả xung hữu đột trên chiến trường.
Tam Quốc diễn nghĩa mô tả Quan Vũ sử dụng Thanh Long Yển Nguyệt đao còn mang ý nghĩa tuyên truyền, tô đậm hình tượng anh dũng của nhân vật này.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sau này đều cho rằng, binh khí mà Quan Vân Trường sử dụng trong lịch sử thời Tam quốc không phải là Thanh Long YểnNguyệt đao, mà là những loại vũ khí thông thường để đâm, chém.
Các tài liệu lịch sử Trung Quốc chép về thời Tam quốc cũng không nhắc đến nhân vật nào từng sử dụng vũ khí có tên gọi "Thanh Long Yến Nguyệt đao".
Tam Quốc Chí của tác giả Trần Thọ nhắc đến Quan Vũ trong đoạn: “Thúc ngựa đâm Nhan Lương giữa vạn quân”. Điều này phần nào khẳng định rằng Quan Vũ dùng vũ khí tựa như thương để đâm kẻ địch và dùng đoản đao để chém đầu.
Yến Nguyệt đao trong lịch sử
Theo tác giả Roger Pelissier, mãi đến thời Tống, Yển Nguyệt đao mới xuất hiện, dựa trên dòng mô tả trong sách “Võ kinh tổng yếu”. Đây là cuốn sách với nội dung chính là các hướng dẫn quân sự. Trái ngược với những gì mô tả trong Tam quốc diễn nghĩa, Yển Nguyệt đao chỉ được dùng trong huấn luyện hoặc biểu diễn.
Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao trong phim truyền hình Trung Quốc.
Yển Nguyệt đao thời nhà Tống bao gồm lưỡi đao nặng với một cán dài ở phía sau và đôi khi cũng có một khía tại bệ đỡ lưỡi đao giúp có thể móc, đoạt vũ khí của đối phương.. Lưỡi đao được gắn trên đỉnh một thanh gỗ hoặc thanhkim loại dài khoảng 1,5-1,8 mét.
Đến thời nhà Thanh, Yển Nguyệt đao hay Quan đao cũng không được dùng trong chiến đấu, mà chỉ nhằm kiểm tra sức mạnh của người lính. Mỗi thanh đao còn được chế tạo với trọng lượng khác nhau để thử khả năng của người tham gia huấn luyện. Quan đao nặng nhất thời nhà Thanh hiện được đặt trong một bảo tàng ở Sơn Hải Quan, với trọng lượng lên tới 83kg.
Theo sử sách Trung Quốc, từ thời nhà Minh, quân đội Trung Quốc đã có truyền thống kiểm tra thể lực của binh sĩ bằng cách nâng các tảng đá với trọng lượng khác nhau. Tác giả La Quán Trung sống ở thời Minh có thể mượn hình tượng này để mô tả sức nặng bất thường của Thanh Long Yển Nguyệt đao của Quan Vũ.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời đại Tam Quốc, công nghệ chế tạo binh khí chưa đủ độ khó để làm ra loại đại đao lưỡi lớn như Thanh Long đao.
Đao được sử dụng thời Tam Quốc đa số có lưỡi đao hẹp, độ dài khoảng 1m, độ dày khá lớn và có 1 lưỡi, gọi chung là Tam quốc hoàn thủ đao.
Ở thời Tam quốc, trường đao có cán dài vẫn chưa phải là một vũ khí phổ thông. Các tướng lĩnh thời Tam quốc, bao gồm cả Quan Vũ, được cho là ưa thích sử dụng trường mâu để đâm đối phương trên lưng ngựa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ