Vì 3 việc này mà tài trí hơn người, Gia Cát Lượng vẫn bị cho là phải ôm tiếc nuối ngàn thu
Sự thật gây sốc: Ái phi của Tần Thủy Hoàng là người phương Tây / Tam quốc diễn nghĩa: Sự thật về nhan sắc vợ Gia Cát Lượng
>> DÒNG BÀI HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Người xưa có câu "Nhân vô thập toàn", ý nói con người không ai hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có lúc tiếc nuối.
Ngay tới bậc trí giả được mệnh danh là kỳ tài Tam Quốc như Gia Cát Lượng cũng có 3 điều tiếc nuối.Theo nhận định của KKNews, những nuối tiếc để đời này đều có liên quan tới 3 nhân vật có quan hệ mật thiết với Khổng Minh.
>> Xem thêm: Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm
Điều nuối tiếc thứ nhất: Lấy sai người
Mặc dù sở hữu tài năng cũng như ngoại hình xuất chúng, nhưng Gia Cát Lượng lại chấp nhận lấy một người phụ nữ nổi tiếng xấu xí làm vợ. (Tranh minh họa).
Nhân vật được đánh giá là một trong những nuối tiếc để đời của Khổng Minh chính là người vợ Hoàng Nguyệt Anh.
Mặc dù vừa có tài, lại vừa là con gái danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn nổi tiếng, nhưng Hoàng Nguyệt Anh lại sở hữu tướng mạo không được coi là đẹp, thậm chí còn bị đánh giá là xấu xí.
>> Xem thêm: 10 triết lý sống quý hơn vàng ngọc của Gia Cát Lượng
Tương truyền Hoàng thị là một người phụ nữ làn da ngăm đen, tướng mạo rất xấu xí, có tên tục Hoàng A Sửu. Bà còn được liệt vào hàng "Ngũ xú Trung Hoa" (5 người phụ nữ cực kỳ xấu xí của Trung Hoa nhưng lại có tài năng xuất chúng và phẩm hạnh cao thượng).
Từ cổ chí kim, con người đều có khao khát hướng tới cái đẹp. Vì vậy mà không ít người từng ao ước có được ý chung nhân sở hữu dung nhan bắt mắt.
Thế nhưng Gia Cát Lượng lại tình nguyện lấy một người phụ nữ xấu xí như Hoàng Nguyệt Anh. Điều này đã khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc cho danh sĩ vừa có tài năng lại vừa sở hữu ngoại hình xuất chúng như vậy.
>> Xem thêm: Gia Cát Lượng mượn lực của Tào Tháo và 3 bài học về nghệ thuật nhờ vả ai cũng nên áp dụng
Cũng vì điều này mà có ý kiến cho rằng, cuộc hôn nhân với Hoàng Nguyệt Anh là một nuối tiếc để đời của Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, Hoàng Nguyệt Anh mặc dù không có lợi thế ngoại hình nhưng lại được nhắc tới như một kỳ nữ sở hữu tài năng nổi bật.
Vì vậy, rất có thể một người có tầm nhìn như Khổng Minh đã thấu hiểu đạo lý "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" nên quyết định lấy bà làm vợ.
>> Xem thêm: Giải mã 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng
Điều nuối tiếc thứ hai: Theo sai chủ
Không ít người cho rằng mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không thực sự khăng khít như nhiều người vẫn tưởng. (Tranh minh họa).
Năm xưa, Lưu Bị từng có giai thoại "tam cố thảo lư", ba lần tới lều cỏ để mời Gia Cát Lượng xuất sơn.
Cũng bởi cảm động trước tấm chân tình này, Khổng Minh đã quyết định rời núi, phò tá Lưu Bị bày mưu tính đại sự.
Sau khi gia nhập vào tập đoàn chính trị của Lưu Bị, vị quân chủ này ngoài mặt đối xử với Gia Cát Lượng vô cùng tương kính, trước lúc lâm chung còn đem tương lai Thục Hán giao phó vào tay ông.
Tương truyền rằng trước lúc qua đời, Lưu Bị từng nói căn dặn Gia Cát Lượng: "Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay nó đi".
Tuy nhiên cũng theo giai thoại khác cho rằng, ngoài lời dặn dò với Gia Cát Lượng, Lưu Bị còn ủy thác Triệu Vân để mắt tới con mình (theo Sina).Vì vậy, không ít người nhận định Lưu Bị ít nhiều vẫn đem lòng đề phòng Gia Cát Lượng.
Theo đánh giá của KKNews, nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của Gia Cát Lượng chính là không thể giúp minh chủ thực hiện nguyện vọng thống nhất thiên hạ, mà nguyên nhân sâu xa của điều này xuất phát từ việc Khổng Minh đã lựa chọn sai người để phò tá.
Điều nuối tiếc thứ ba: Dùng sai tướng
Điển tích Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tắc từng được xây dựng trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. (Tranh minh họa).
Ngoài Hoàng Nguyệt Anh và Lưu Bị, người cuối cùng để lại nuối tiếc trong đời Ngọa Long tiên sinh còn có Mã Tắc.
Năm xưa, Lưu Bị từng nhận định rằng người như Mã Tắc không thể trọng dụng. Thế nhưng Gia Cát Lượng lại không nghĩ như vậy.
Trong lần Bắc Phạt đầu tiên, ông đã bỏ qua lời can ngăn của mọi người, đem cứ điểm trọng yếu là Nhai Đình giao cho Mã Tắc trấn thủ.
Nào ngờ cuối cùng Mã Tắc để mất Nhai Đình, khiến cho đại quân Bắc Phạt của Khổng Minh thảm bại quay về.
Có thể nói, Mã Tắc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thất bại của lần Bắc phạt đầu tiên. Thậm chí thất bại của vị tướng này còn ảnh hưởng đến kết quả của những lần Bắc phạt tiếp theo.
Chỉ vì dùng sai người này, sự nghiệp Bắc phạt của Gia Cát Lượng cuối cùng vẫn không thể hoàn thành.
Gia Cát Khổng Minh cả đời thông minh cơ trí. Thế nhưng những sai lầm trên đây đã khiến ông lao tâm khổ tứ cả một đời, đến cuối cùng vẫn ngậm ngùi nhắm mắt khi đại nghiệp chưa thành, để lại cho hậu thế muôn vàn tiếc nuối…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất