Khám phá

Vô tình phát hiện đền pharaoh 2.200 năm tuổi khi đào cống ở Ai Cập

Ngôi đền có niên đại 2.200 năm tuổi, được cho là thuộc về pharaoh Ptolemy IV, đã được phát hiện một cách hoàn toàn tình cờ khi các công nhân xây dựng đang đào cống ở Sohag.

Các nhà khảo cổ tin rằng đã phát hiện di hài của Tào Tháo và những hài cốt bí ẩn bên trong ngôi mộ / Điều ít biết về tín ngưỡng thờ động vật của người Ai Cập cổ đại

Theo CNN, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết công việc thi công đã được dừng lại ngay sau khi phát hiện ngôi đền. Các nhà khảo cổ học nhanh chóng tìm thấy những bản khắc bằng đá với những văn bản có tên của Ptolemy IV, pharaoh thứ 4 của triều đại Ptolemaic.

Nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện các bức tường ở phía bắc - nam và đông - tây, cùng với gói phía tây nam của cấu trúc bằng đá vôi này. Trên tường được chạm khắc hình của Hapi, vị thần Ai Cập đại diện cho những cơn lũ hàng năm của sông Nile.

Thần Hapi trên tường mang theo những lễ vật, và được bao quanh bởi chim chóc và hoa lá.

Ngôi đền được phát hiện ở bờ tây sông Nile khi các công nhân xây dựng đang đào cống ở khu vực. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập.
Ngôi đền được phát hiện ở bờ tây sông Nile khi các công nhân xây dựng đang đào cống ở khu vực. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập.

Ptolemy IV được cho là đã trị vì Ai Cập từ khoảng năm 221 đến năm 204 trước Công nguyên. Vương triều của ông không thành công và vị vua này được cho là quan tâm đến những thú vui và nghệ thuật hơn là việc cai trị.Các chuyên gia đang làm việc để cứu lấy những gì còn sót lại trong ngôi đền, nằm bên phía bờ tây của sông Nile.

Các văn bản cổ đại cho thấy Pharaoh này được cho là đã chế tạo con tàu lớn nhất do con người tạo ra. Được gọi tessarakonteres (Bốn mươi), con thuyền có 40 mái chèo mỗi bên, được vận hành bởi 4.000 người.

Ngôi đền của Ptolemy IV là khám phá mới nhất trong số một loạt các phát hiện khảo cổ ở Ai Cập trong năm 2019. Đất nước đang cố gắng để thu hút khách du lịch quay trở lại sau những gì diễn ra vào mùa xuân Arab năm 2011.

Báo cáo du lịch của Liên Hợp Quốc năm 2018 cho thấy Ai Cập là quốc gia có tăng trưởng du lịch nhanh nhất năm 2017, với lượng khách quốc tế tăng 55,1%.

 

Những phát hiện khảo cổ nổi bật khác của Ai Cập trong năm này gồm 8 xác ước từ triều đại Ptolemaic (323-30 trước Công nguyên) được đặt trong những quan tài sơn màu rực rỡ tại nghĩa địa Dahshur gần Giza, một tượng nhân sư bằng đá ở Kom Ombo, một ngôi đền ven sông gần Aswan dành riêng cho vị thần cá sấu Sobek và một ngôi mộ cổ 4.400 năm tuổi tại khu khảo cổ Saqqara.

Những kho báu cổ xưa này cùng với sự bùng nổ việc xây dựng các bảo tàng hiện tại ở Ai Cập, nơi trưng bày những bộ sưu tập cổ vật mới nhất dự đoán thu hút nhiều du khách tới nước này trong thời gian tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm