Vụ án khiến tên tuổi của Bao Thanh Thiên được lưu truyền rộng rãi
Uẩn khúc 13 ngày trong cái chết của Bao Công / Bao Công qua đời, bộ tứ Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ ra sao?
Bộ phim với nội dung xoay quanh cuộc đời vị quan thanh liêm Bao Công, với gương mặt đen và sẹo hình trăng trên trán, ông đồng hành cùng Triển Chiêu và Công Tôn Sách phá án đã khắc sâu vào tâm trí nhiều thế hệ người xem.
Dù có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng Bao Thanh Thiên 1993 với sự tham gia của bộ ba Kim Siêu Quần vai Bao Thanh Thiên, Hà Gia Kính vai Triển Chiêu và Phạm Hồng Hiên vai Công Tôn Sách vẫn được khán giả yêu thích nhất.
Bao Thanh Thiên đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng bằng chính những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc sống. Lấy bối cảnh đời Bắc Tống xoay quanh hàng loạt các vụ án, điều tra… bộ phim giúp con người có niềm tin hơn vào công lý và quy luật “lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”.
Trong số những vụ án từng được Bao đại nhân tìm ra chân tướng, khồng thể nào không kể đến vụ án “chiếc lưỡi bò”, đây là vụ án có thật trong lịch sử và được coi là vụ án đầu tiên trong sự nghiệp của Bao đại nhân.
Vụ án “chiếc lưỡi bò”
Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông là người Hợp Phì, Lư Châu, làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông. Sinh thời, ông đã cống hiến tất cả tâm sức của mình cho công cuộc trừ gian diệt ác, được trăm họ khen ngợi, người đời còn ca tụng là Bao Thanh Thiên.
Khi Bao Công mới ra làm quan, nhậm tri huyện Thiên Trường, một hôm có người họ Lý đến công đường thưa là tối qua con bò nhà mình bị kẻ nào đó cắt mất lưỡi sắp chết? Theo luật triều Tống lúc ấy, kẻ tự ý giết bò trâu sẽ bị nghiêm trị vì ảnh hưởng đến sức kéo. Trong tiểu thuyết “Thủy Hử” mô tả các hảo hán Lương Sơn vào quán thường kêu mấy cân thịt bò chính là hình thức thể hiện một thái độ xem thường luật pháp đương triều lúc bấy giờ.
Dù chỉ là vụ án nhỏ, song ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nông nghiệp. Sau khi hỏi kỹ sự tình, Bao Chửng nhận định đây là một vụ án gây ra do tư thù.
Suy nghĩ kỹ, ông nảy ra kế "dùng cần vàng câu cá" và nói với người nông dân:
“Lưỡi bò bị cắt, con bò đó sẽ chết, ngươi mau về mổ bò bán thịt mà kiếm tiền. Có điều là nhà ngươi cứ yên lặng mà làm, không được nói cho ai biết chuyện bản huyện bảo ngươi giết bò, vụ án sẽ được làm rõ”.
Người nông dân nọ nghe vậy sợ quá nói: “Bao đại nhân, dù bò không có lưỡi, nhưng bò vẫn chưa chết, giết bò là phạm pháp đấy ạ”.
Bao Chửng đáp: “Bản huyện sẽ đảm bảo cho ngươi”. Quả nhiên, phạm nhân thấy kẻ thù của mình mổ bò, lập tức cho rằng thời cơ đã đến, liền chạy đến huyện nha tố cáo.
Bao Chửng khi đó mới thăng đường xét xử. Trước mặt “kẻ tố cáo”, ông quát lớn: “Điêu dân to gan, tại sao lại cắt lưỡi bò, rồi lại đến đây tố cáo họ giết bò? Ngươi ác độc vậy, sao còn chưa thành khẩn khai báo.”
Tội phạm vừa nghe thấy vậy, cho rằng sự việc đã bại lộ, đành cúi đầu nhận tội. Đây chính là vụ án đầu tiên trong cuộc đời làm quan của vị quan thanh liêm có tiếng dưới đời vua Tống Nhân Tông.
Cũng từ dây, tiếng tăm của ông được lưu truyền rộng rãi. Ngay cả trong các bộ phim truyền hình về Bao Công ngày nay, tình tiết ly kỳ của vụ án vẫn được sử dụng để tạo nên những thước phim hấp dẫn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát