Vụ người dân 'ung dung xây nhà' trên 72.000 tấn kim cương: Vì sao có chuyện kỳ lạ này?
Viên kim cương xanh độc nhất vô nhị của thế giới - Gieo rắc tang thương suốt 118 năm: Được 'giải oan' mới chịu nằm yên! / Lóa mắt trước 5 viên kim cương lớn nhất thế giới
Tại thị trấn Nördlingen thuộc bang Bavaria (Đức), người ta đã phát hiện khối lượng kim cương cực lớn bao phủ khắp các con đường, tòa nhà và công trình kiến trúc ở đây. Ấy thế mà người dân ở vùng này vẫn xây dựng nhà ở trên trữ lượng kim cương khổng lồ này.
Lý giải cho sự "thờ ơ" trước kim cương, người dân Nördlingen cho biết rằng 72.000 tấn kim cương này thật ra chẳng đem đến giá trị kinh tế nào cả. Chúng quá nhỏ, đường kính mỗi mảnh kim cương còn chưa tới 0,3mm và hoàn toàn chẳng thể sinh ra tiền.
Những viên kim cương quá nhỏ không thể ‘kiếm ra tiền’. Ảnh: kurier.at
Có lẽ rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao không đem 72.000 tấn kim cương nhỏ này và đúc thành những khối lớn hơn. Thực tế, điều này vẫn chưa khả thi. Hiện tại thì những viên kim cương trên Trái Đất vẫn được chế tác theo phương pháp khai thác quặng và sản xuất mà thôi.
Kim cương có tính chất cứng, muốn đúc ra khối kim cương lớn phải dùng nhiệt độ cực cao kèm với áp suất cực lớn. Nhưng khi bạn dùng nhiệt độ quá cao thì có thể khiến kim cương chảy ra thành chất lỏng, đó chính là than chì, một số trường hợp khác sẽ chỉ biến thành khí CO2 và hoàn toàn mất hết giá trị.
Nung chảy kim cương thì chỉ thu được than chì hoặc CO2. Ảnh: assets.weforum.org
Những viên kim cương thực tế là dạng thù hình của hợp chất carbon. Trong hóa học, carbon có xu hướng thăng hoa hơn là nóng chảy, hiểu đơn giản là khi nung nóng kim cương bạn sẽ thu được khí gas chứ không phải là một hỗn hợp kim cương dùng để tạo ra một viên đá cỡ lớn.
Kim cương là dạng thù hình của hợp chất carbon. Ảnh: livescience.com
Hơn nữa, kim cương ở dạng thô thì chẳng hề có tính thẩm mỹ. Để sản xuất ra những viên kim cương có giá trị thật sự thì cần bàn tay khéo léo của người chế tác. Những chuyên gia này sẽ phải mất thời gian mài giũa viên kim cương thô thành những viên đá lấp lánh, đó là những viên đá bạn có thể nhìn thấy trong các cửa hàng trang sức.
Đây là chính là lý do mà người dân ở Nördlingen chẳng mấy mặn mà với 72.000 tấn kim cương của thị trấn. Đây hoàn toàn là kim cương thô và có trong các viên đá Suevite mà người xưa dùng cho công trình xây dựng. Bởi vậy mà dù được bao phủ với ‘của hiếm’ nhưng thị trấn này cũng chẳng thể nào kiếm tiền từ chúng.
72.000 tấn kim cương tại Nördlingen nằm trong những viên đá Suevite. Ảnh: si.bestonlinecheap2021.ru
Kim cương có giá trị lớn hay nhỏ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là kích thước (tính bằng ly hoặc milimet) và khối lượng (tính bằng miligam, gam, carat). Giá trị nhỏ nhất của một viên kim cương là 0,02 carat và kích thước rơi vào khoảng 1,7 mm.
Những viên kim cương có kích thước quá nhỏ sẽ khó mà chế tác ra trang sức hay có công dụng trong cuộc sống. Và tất nhiên, ai mà chả thích những viên kim cương to và sáng lấp lánh phải không?
Kim cương thô quá nhỏ sẽ rất khó chế tác. Ảnh: blog.brilliance.com
Với những thông tin ở trên, bạn đã hiểu vì sao 72.000 tấn kim cương ở Nördlingen lại chẳng có giá trị gì rồi chứ. Nhưng bù lại, trữ lượng kim cương này giúp thị trấn nhỏ luôn tỏa sáng và thu hút nhiều du khách ghé tham quan.
Giá trị kinh tế từ việc khai thác kim cương thì không có nhưng Nördlingen cũng thu được khá khá lợi nhuận từ ngành du lịch. Cũng có thể coi đó là ‘làm giàu từ kim cương’.
End of content
Không có tin nào tiếp theo