Vừa biết cách lên bờ, loài cá này đã quay đầu trở lại nước
NASA chụp chi tiết lạ của "nòng nọc" khổng lồ ở Siberia: Các nhà khoa học lập tức cảnh báo / Các nhà khoa học đã phải nhờ vào AI để trả lời câu hỏi: Con người sơ khai bắt đầu sử dụng lửa khi nào?
Hàng trăm triệu năm trước, một nhóm các loài cá đã rời khỏi mặt nước để sống trên cạn.
Chúng là động vật bốn chi đầu tiên, mà sau này sẽ tỏa ra đến hàng ngàn loài bao gồm lưỡng cư, chim, thằn lằn và động vật có vú. Con người là hậu duệ của những loài tứ chi sơ khai đó và chúng ta thừa hưởng di sản quá trình chuyển đổi từ nước sang đất liền của chúng.
Loài cá chọn ở trên cạn là Tiktaalik roseae - thường được gọi đơn giản hơn là Tiktaalik, theo ngôn ngữ Inuktitut có nghĩa là "cá nước ngọt lớn" - và nó được coi là một trong những tổ tiên chung lâu đời nhất của tất cả các động vật có xương sống sống trên cạn, từ khủng long đến động vật có vú.
Mô hình Tiktaalik
Với những chiếc vây giống chân giúp nó có thể di chuyển khỏi mặt nước và đi lên bờ sông, Tiktaalik đôi khi được gọi là "cá chân". Và Tiktaalik không phải là loài đơn độc trong hành trình lên cạn.
Một số loài cá chân khác vào thời đó cũng đang phát triển khả năng đi lên mặt đất, nhưng chúng đã nhanh chóng quay trở lại mặt nước.
Ảnh minh họa Qikiqtania
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 20 tháng 7 trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu đã mô tả hóa thạch của một loài cá cổ đại được gọi là Qikiqtania wakei, được đặt tên theo ngôn ngữ Inuktitut, mô tả khu vực thuộc Vùng Bắc Cực, nơi cả Tiktaalik và Qikiqtania đều được phát hiện.
Cả hai loài đều sống trong thời kỳ cuối kỷ Devon, khoảng 375 triệu năm trước. Một phân tích về xương hàm trên và dưới của Qikiqtania cho thấy rằng nó có một cái đầu dẹt, hình tam giác với đôi mắt ở đỉnh, giống như Tiktaalik. Nhưng Qikiqtania nhỏ hơn nhiều; trong khi Tiktaalik có thể dài đến 2,7 mét, Qikiqtania dường như chỉ dài tối đa 76 cm.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn giữa chúng chính là vây. Mặc dù vây của loài cá mới phát hiện trông bề ngoài tương tự như vây của Tiktaalik, hình ảnh chụp X-quang cho thấy sự sắp xếp đặc biệt của xương dẫn đến thiếu các yếu tố cấu trúc cần thiết để đi lại, nâng và giữ cơ thể của cá lên, theo các tác giả nghiên cứu. Thay vào đó, xương vây mịn và cong của Qikiqtania sẽ phù hợp hơn nhiều để sử dụng như một mái chèo trong môi trường nước.
Đồng tác giả nghiên cứu Neil Shubin, một giáo sư tại Đại học Chicago, người cũng đã tham gia vào quá trình phát hiện ra Tiktaalik năm 2004, nói: “Ban đầu chúng tôi nghĩ nó có thể là Tiktaalik chưa trưởng thành, vì nó nhỏ hơn và có thể chưa phát triển hết.”
Qikiqtania dường như là một loài đang đứng giữa lựa chọn quá trình tiến hóa. Sau khi tiến hóa một cơ thể tương tự như của Tiktaalik, Qikiqtania chọn quay trở lại mặt nước và bắt đầu phát triển trở lại thành một loài cá chính thức.
Thomas Stewart, tác giả chính của nghiên cứu, nói rằng phát hiện này cho thấy trong quá trình tiến hóa, mọi thứ không phải lúc nào cũng đơn giản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này