Khám phá

Vua Càn Long đối xử tàn bạo với Kế hoàng hậu thế nào?

Na Lạp là Hoàng hậu kế, vì bị vua Càn Long thất sủng nên đã phải chịu đày đọa kể cả khi đã chết, nhất là lúc mắc vào điều đại kị "cắt tóc" của người Mãn.

Hy hữu: Vị Hoàng hậu bỏ cung làm kỹ nữ, chết vì bệnh chốn lầu xanh / Mỹ nhân từ ca kỹ bần hàn trở thành Hoàng hậu vì ... bị hãm hại

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong bộ phim Trung Quốc được chiếu gần đây, Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu (tức là Hoàng hậu Na Lạp, hay còn gọi là Na Lạp thị, Như Ý) đã mất đi một cách yên bình, Hoàng đế Càn Long vô cùng hối hận. Tuy nhiên, muốn biết được "kết cục thực sự" của Như Ý thì người xem sẽ rất buồn.

Trên thực tế, trong lịch sử, khi nghe được tin Na Lạp thị qua đời, vua Càn Long tiếp tục tiến hành săn bắn vui chơi; hơn nữa tang lễ củaNa Lạp thị còn cực kỳ đơn giản, ngay cả quan tài đựng hài cốt cũng bị tùy tiện đưa vào ngôi mộ của cung phi. Đây là một điều không hay với Hoàng hậu Đại Thanh. Tại sao vua Càn Long đối xử với Kế Hoàng hậu như vậy?

Mộ Thuần phi có thêm hài cốt vô danh

Năm 1981, mộ của Thuần Huệ Hoàng quý phi (Thuần phi) bị sụt lún, người ta đã lần đầu tiên vào mộ thất, nhưng khi mở mộ ra thì lập tức có cảnh tượng gây khiếp sợ cho mọi người, đó là trong mộ có đến hai quan tài.

Ở đời nhà Thanh, các phi tần dùng chung mộ thất hoàn toàn không đúng quy định. Hài cốt thứ hai trong mộ thực chất là của ai, hơn nữa lại dám để cùng mộ của Hoàng quý phi?

Các học giả đã lật giở tất cả các sách sử, nhưng cũng không tìm thấy những ghi chép "khác lạ" về mộ của Thuần Huệ Hoàng quý phi. Cho đến khi họ tìm thấy một cuốn ghi chép "Lăng tẩm dị tri" của người giữ mộ thì biết được về bố cục của lăng tẩm, chủ nhân của ngôi mộ.

Từ cuốn sách này, các nhà nghiên cứu lịch sử đã phát hiện ra một đáp án đáng ngạc nhiên... Hài cốt thứ hai trong mộ này lại chính là Kế Hoàng hậu của vua Càn Long! Đây chính là Hoàng hậu Ô lạp Na Lạp, nhân vật chính của "Như Ý truyện".

Tuy nhiên, khi đã làm rõ được danh tính của hài cốt, vấn đề gợi mở đã khiến cho các nhà sử học càng hoang mang: Vì sao sách sử lại ghi chép quá ít ỏi về Kế Hoàng hậu. Mặc dù có tới 350.000 chữ, nhưng "Thanh sử cảo" lại chỉ có dưới 400 chữ viết về Na Lạp Hoàng hậu. Ngoài ra, tại sao với tư cách là Hoàng hậu Đại Thanh, Ô Lạp Na Lạp lại bị chôn cùng với mộ của phi tần, không có bài vị gì?

Vua Càn Long đối xử với Hoàng hậu Na Lạp "buồn" hơn nhiều trong "Hậu cung Như Ý truyện" - Ảnh 2

Vua Càn Long và Kế Hoàng hậu trong phim. Ảnh: Sina.

Kế Hoàng hậu không tồn tại trong mắt vua

Bất kể là Kế Hoàng hậu trong "Hoàn Châu Cách Cách" hay Nhàn phi trong "Diên Hi Công Lược" đều mô tả Na Lạp thị là người có tâm địa độc ác. Mãi cho đến "Như Ý truyện", Châu Tấn mới thể hiện tình yêu của Na Lạp thị đối với Hoàng đế và sự tuyệt vọng đối với cuộc sống cung đình một cách rung động lòng người. Tuy nhiên, trong lịch sử, Na Lạp thị thực sự lại hầu như “không tồn tại” trong mắt vua Càn long.

Trong khi đó, ai cũng biết rằng, người được vua Càn Long yêu thương nhất chính là Hoàng hậu Phú Sát, còn người được sủng ái nhất là Lệnh phi.

Theo lý mà nói, Na Lạp thị muốn có được ngôi vị Hoàng hậu lẽ ra là điều không thể, nhưng lúc đó đã xảy ra một việc lớn, đó là Hoàng hậu Phú Sát qua đời vì bệnh nặng.

Khi đó, Thái hậu đã bắt đầu tìm kiếm Hoàng hậu kế tiếp, trải qua nhiều lần cân nhắc, bà cho rằng Na Lạp thị có thể giành được ngôi vị Hoàng hậu. Không lâu sau, Na Lạp thị được sắc phong làm Hoàng hậu.

 

Sau khi lên làm Hoàng hậu, Na Lạp thị lại không được sống vui vẻ gì, mà đã khiến cho vua Càn Long ghét cay ghét đắng, ngay cả sau khi chết thì vua Càn Long cũng không dành cho bà một cái sự đối xử tốt hơn...

Vua Càn Long không thấy đau buồn

Càn Long cực kỳ không ưa Kế Hoàng hậu, điều này ai ai cũng biết khi Na Lạp thị qua đời. Khi đó, vua Càn Long đang đi săn ở bãi săn Mộc Lan, sau khi nghe được tin Kế Hoàng hậu qua đời, ông không những không có biểu hiện đau buồn gì, mà còn tiếp tục vui chơi. Hơn nữa, ông đã hạ đạt Thánh chỉ an táng Hoàng hậu với cấp Hoàng quý phi.

Nói là cấp Hoàng quý phi, thực ra còn kém hơn, không chỉ không được hưởng nghi lễ của Hoàng quý phi, mà ngay cả một quan chức cấp thấp cũng không bằng.

Thông thường, khi đưa tang vua, hoàng hậu, cần có 7.920 người khiêng quan, nhưng Na Lạp thị chỉ có 64 người; thái miếu, lăng tẩm đều không có bài vị của bà; thông thường quan tài của hoàng hậu đều phải dùng gỗ miền nam màu vàng cao cấp để làm, nhưng quan tài của bà lại làm bằng gỗ sam chất lượng kém. Sau khi chết, Na Lạp thị cũng không có được thụy hiệu, chỉ nhận được hai chữ "Kế hậu".

 

Ngoài ra, thông thường, Hoàng hậu đều phải có bức chân dung tượng ngồi triều phục chính thống, nhưng Na Lạp thị lại không có. Rất nhiều học giả suy đoán, chân dung của bà bị hủy bỏ vì bà đã gây tức giận cho vua Càn Long.

Hoàng đế Càn Long đã giảm cấp từ quốc tang xuống thành lễ tang gia đình đối với Kế Hoàng hậu, thậm chí ngay cả mộ thất riêng cũng không có, bị đưa vào đặt chung mộ cùng quan tài của Thuần Huệ Hoàng quý phi.

Điều đáng sợ hơn là, rất nhiều đại thần dâng thư khuyên can, không ngờ rằng khi nhìn thấy những tấu chương bênh vực Hoàng hậu Na Lạp này thì vua Càn Long lại trở nên giận dữ, rất nhiều quan chức dâng tấu đã bị đi đày và chết thảm ở nơi đất khách.

Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì khiến cho Hoàng hậu Na Lạp bị hoàn toàn thất sủng, thậm chí vua Càn Long vẫn không mất đi sự căm giận với bà sau khi bà đã chết vài chục năm? Câu trả lời đã được đưa ra trong một ngày ngắn ngủi tuần tra ở phương Nam...

Vua Càn Long bị chọc giận

 

Trong chuyến tuần tra phương Nam lần thứ tư của vua Càn Long, mọi người đến Hàng Châu, Càn Long và Na Lạp thị đã dùng chung bữa sáng, không có bất thường gì. Không ngờ rằng, khi ăn tối, Hoàng hậu Na Lạp lại không còn xuất hiện nữa. Sau đó, Na Lạp thị càng không có thêm lần nào xuất hiện bên cạnh Hoàng đế.

Vua Càn Long đối xử với Hoàng hậu Na Lạp "buồn" hơn nhiều trong "Hậu cung Như Ý truyện" - Ảnh 3

Hoàng hậu Na Lạp trong phim. Ảnh: News.ifeng.com.

Sau khi quay trở về từ chuyến đi này, vua Càn Long lập tức hạ lệnh thu hồi kim ấn Hoàng hậu của Na Lạp thị, cắt giảm cung nữ hầu hạ bà xuống chỉ còn 2 người, đưa bà vào lãnh cung. Thậm chí có dạo ông còn muốn phế bỏ ngôi vị Hoàng hậu, nhưng do các đại thần khuyên can, phản đối quá nhiều nên đành thôi. Tại sao trong thời gian cách nhau giữa hai bữa cơm, Hoàng hậu liền bị thất sủng và còn bị đối xử tệ hại như vậy?

Trong chiếu thư của Hoàng đế Càn Long, các nhà sử học đã tìm được manh mối, trong đó có một câu viết: "Thậm chí tự tiện cắt tóc". Đây chính là điều cấm kị lớn nhất khi đó.

Thời kỳ đầu, người Mãn có tục tuẫn táng (chôn theo người chết), nhưng thời Khang Hi đã bỏ đi tục này. Vì vậy, đã phát triển ra một loại văn hóa tuẫn táng thay thế khác: khi chồng, Hoàng đế, Thái hậu qua đời, phụ nữ dân tộc Mãn phải cắt đi một sợi tóc ở bên tai. Hành động tự tiện cắt tóc của Na Lạp thị thực sự đã nguyền rủa Hoàng đế và Thái hậu.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là, Hoàng hậu Na Lạp là người Mãn, không thể không biết tính nghiêm trọng của việc cắt tóc, tại sao bà lại làm như vậy? Rốt cuộc đã xảy ra việc gì? Vua Càn Long giữ kín không nói đến. Sau này, các nhà sử học suy đoán có hai nguyên nhân lớn:

 

Một là vua Càn Long mê sắc, Hoàng hậu khuyên can không được, đã cắt tóc để phản đối.

Hoàng đế Càn Long là ông vua phong lưu nổi tiếng, tục truyền mục đích tuần tra phương Nam của ông chính là để săn tìm người đẹp, không chỉ trên đường đổi sang thường phục để đi chơi, mà còn muốn dẫn theo mỹ nữ Giang Nam về cung. Hoàng hậu Na Lạp khuyên can không có hiệu quả, đành phải dùng chiêu cắt tóc, muốn qua đó để thức tỉnh Hoàng đế, không ngờ đã chọc giận Càn Long.

Hai là Càn Long muốn đưa Lệnh quý phi lên làm Hoàng quý phi.

Mặc dù Lệnh phi có xuất thân thấp hèn, nhưng phần lớn các nhà sử học cho rằng bà có nhiều cơ mưu, vua Càn Long và Thái hậu đều đã bị bà thu phục.

Cho nên, trong quá trình tuần tra phương Nam, hai mẹ con đã bàn bạc muốn đưa Lệnh quý phi lên làm Hoàng quý phi, nhưng sự việc này đã gây tức giận lớn cho Hoàng hậu Na Lạp. Bởi vì khi Lệnh quý phi trở thành Hoàng quý phi thì con của Lệnh phi cũng rất có khả năng được lập làm Thái tử.

 

Sau sự kiện cắt tóc nửa năm, vua Càn Long đã phong Ngụy Giai thị lên làm Lệnh Hoàng quý phi và quản lý hậu cung, còn con trai của bà là Vĩnh Diễm cũng được lập làm Thái tử, sau đó trở thành vua Gia Khánh.

Chân tướng lịch sử không hề lãng mạn như "Như Ý truyện", Hoàng hậu Na Lạp mặc dù có rất nhiều dã sử lưu truyền, thậm chí được điện ảnh diễn gây xúc động lòng người. Tuy nhiên, bà không hề được nhắc đến nhiều trong chính sử. Hơn nữa, việc phát hiện lại về hài cốt của Hoàng hậu Na Lạp cũng khiến cho người đời sau nhận thức lại một Hoàng hậu Đại Thanh đã bị đày đọa trong lịch sử.

Theo Đông Phong/Đời sống & Pháp luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm