Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ
Tây Du Ký: Vì sao tên 3 vị đồ đệ của Đường Tăng đều có chữ "ngộ"? / Mỹ nhân nào xứng đáng kết đôi cùng Đường Tăng nhất?
Năm xưa, bốn thầy trò Đường Tăng trải qua chín chín tám mốt khó khăn, cuối cùng cũng lấy được chân kinh.
Sau khi trở lại Đại Đường, Lý Thế Dân đã mở tiệc rượu đón tiếp Đường Tăng cùng các đồ đệ của mình.
Ảnh minh họa.
Bấy giờ, nhà vua hỏi Đường Tăng:"Khanh có được thành công như ngày hôm nay là dựa vào điều gì?"
Đường Tăng trả lời:"Thần dựa vào niềm tin. Chỉ cần thần không chết thì nhất định sẽ thỉnh được chân kinh".
Sau đó, Lý Thế Dân lại hỏi Tôn Ngộ Không:"Còn khanh, khanh dựa vào điều gì?"
Ngộ Không nói:"Thần dựa vào năng lực cùng mạng lưới giao thiệp của mình. Thời điểm không còn cách nào, thần sẽ mượn lực".
Tới đây, Hoàng thượng quay sang hỏi Trư Bát Giới:"Trẫm thấy khanh chỉ có chiếc bồ cào này, khanh làm sao có thể thành công?"
Bát Giới đáp:"Thần dựa vào đội ngũ. Một đường có người giúp, có người dạy, có người mang vác, không muốn thành công e cũng khó".
Cuối cùng, nhà vua hỏi Sa Tăng:"Còn khanh, sao có thể thành công?"
Sa Tăng trả lời:"Thần thì lại đơn giản, chỉ cần nghe lời và làm theo".
Phía sau câu chuyện của bốn thầy trò Đường Tăng là bài học ý nghĩa về sự thành công. (Ảnh minh họa).
Trong quãng đời của mỗi người, 20 tuổi là khoảng thời gian chúng ta dựa vào năng lực, 30 tuổi là lúc ta sống nhờ năng lực và quan hệ, còn từ 40 tuổi trở lên là khi ta phát triển nhờ quan hệ.
Thành công mà mỗi người đạt được không giống nhau, nhưng chúng ta đều có chung một thứ, đó chính là sự lựa chọn. Bạn lựa chọn sống cuộc đời như thế nào, bạn nhất định phải đi trên con đường ấy.
Vậy làm thế nào để có thể chọn ra con đường ngắn nhất dẫn tới thành công?
Lựa chọn đội ngũ chính là sự lựa chọn của thành công
Một người nếu muốn thành công thì nên sớm thành lập cho mình một đội ngũ, hoặc lựa chọn gia nhập vào một đội ngũ.
Trong cuộc sống thay đổi nhanh như chớp mắt ngày nay, dù cho bạn muốn độc bước một mình trên con đường nào, thì đường đi của bạn sẽ càng lúc càng hẹp lại.
Việc tìm cho mình một đối tác có chung chí hướng đích thị là sự lựa chọn để bước tới thành công. Nói cách khác, chúng ta dùng ước mơ để xây dựng đội ngũ và dùng đội ngũ để thực hiện ước mơ.
Con người nhờ có mơ ước mà trở nên vĩ đại, nhờ vào đội ngũ mà trở thành siêu việt, vì biết cảm ơn nên mới biết hạnh phúc, dựa vào học tập mới thu được sự thay đổi, xuất phát từ hành động mới đạt được thành công.
Một người là ai không quan trọng, điều quan trọng nằm ở chỗ, những người đứng sau bạn là ai.
Những yếu tố tạo nên thành công của một đội ngũ
Một đội ngũ muốn chạm tới thành công cần đảm bảo hội tụ đủ nhiều yếu tố từ quản lý, vận hành cho tới chỉ huy, điều phối... (Tranh minh họa)
Thứ nhất, người sáng lập bắt buộc phải có tín ngưỡng và phương hướng kiên định.
Thứ hai, người vận hành nhất định phải có quan hệ và tài nguyên mạnh mẽ, đồng thời đủ khả năng đưa ra phương án giải quyết và thi hành hiệu quả.
Thứ ba, quản lý trung tầng phải dựa vào đội ngũ, đội ngũ bắt buộc phải có người giúp, có người dạy, có người dẫn.
Thứ tư, hạ tầng chủ yếu quyết định bởi sự chấp hành, trung thành và nghe lệnh. Cho dù bạn thuộc tầng nào thì đều nên cố gắng làm tốt công việc của mình.
Những kỹ năng cần thiết của một lãnh đạo đứng đầu đội ngũ
Muốn dẫn dắt một tập thể đi tới thành công, vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng. (Ảnh minh họa).
1. Quyền uy đến từ năng lực xuất sắc
Bất kỳ một người đứng đầu nào cũng nên đặt ra câu hỏi, bạn dựa vào thứ gì để khiến nhân viên phải nghe lời và kính trọng mình?
Đáp án của câu hỏi ấy chính là tiền đề đặt ra một tiêu chuẩn bất di bất dịch - các nhà lãnh đạo phải có năng lực xuất sắc.
Vì vậy, là một người quản lý, điều đầu tiên bạn cần làm là nâng cao chuyên môn của mình, thậm chí phải không ngừng chạy đua với thời gian để tôi luyện năng lực của bản thân.
2. Quyền pháp lý không quan trọng bằng nhân quyền
Quyền pháp lý có thể coi là quyền hạn công ty trao cho bạn. Ví dụ tiêu biểu là quyền đánh giá để đưa ra mức thưởng, mức phạt đối với nhân viên cấp dưới.
Nhưng những thứ ấy vốn dĩ không quan trọng, mà điều quan trọng vốn gói gọn trong hai chữ "nhân quyền".
Đó là yếu tố quyết định nhân phẩm và năng lực của bạn có được nhân viên tán đồng hay không. Thậm chí điều đó còn có ý nghĩa hơn cả quyền pháp lý, bởi nó sẽ quyết định bạn có thể dẫn dắt đội ngũ đi lên được hay không.
Một lãnh đạo biết quan tâm đến nhân quyền sẽ được lòng nhân viên hơn ai hết. (Ảnh minh họa).
3. Nên giữ khoảng cách nhất định với nhân viên
Dựa trên những quy tắc nhất định, người lãnh đạo cần phải giữ khoảng cách với nhân viên, không nên lẫn lộn giữa tình cảm và công việc
Nếu bạn là người công tư thiếu phân minh, bạn sẽ phát hiện ra rằng, nhân viên kính trọng bạn nhưng lại không kính sợ bạn. Và đó chắc chắn là một điều vô cùng phiền phức!
Nhưng trên thực tế, hiện nay rất nhiều tập thể đều có hiện tượng này. Thực trạng đó biến công ty trở thành một nơi văn hóa giang hồ, văn hóa huynh đệ. Đó chắc chắn là điều bất lợi đối với việc chuyên nghiệp hóa.
Là một lãnh đạo chuyên nghiệp, bạn nhất định phải giữ khoảng cách với nhân viên về mặt quy tắc, nhưng đồng thời cũng nên kéo gần khoảng cách với nhân viên về mặt tình cảm.
Là một người quản lý, bạn cần chú ý thái độ và cách cư xử tránh biến đội ngũ thành chốn văn hóa giang hồ.
4. Trầm, chắc, bình tĩnh là khí chất cần có của một nhà lãnh đạo
Nếu đã làm một người quản lý, bạn phải có lời nói và hành động sao cho ra dáng người quản lý.
Bạn cần biết kiểm soát cảm xúc, không thể hiện vui buồn quá mức trên khuôn mặt hoặc các hành động tùy ý khác, vì đó không phải là điều một người quản lý nên có.
Sự trầm ổn sẽ tạo nên uy thế và tăng độ tin cậy cho một người đang nắm giữ cương vị lãnh đạo. (Ảnh minh họa).
5. Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ phải phù hợp với thân phận, hoàn cảnh
Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ của một nhà lãnh đạo nhất định phải khớp với thân phận và hoàn cảnh của họ. Nếu không, bạn sẽ chẳng giữ được cho mình quyền uy của một người quản lý và khiến nhân viên không nể sợ.
Đối với những người lãnh đạo, giao tiếp chính là một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự khéo léo, phải chính trực, uy nghiêm, nhưng cũng phải biết cách khiến cho người khác yêu thích.
Nếu không có đủ những yếu tố ấy, thì lời nói của người lãnh đạo sẽ không có trọng lượng, không đủ tầm để nhân viên tuân theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo