Khám phá

Vừa khởi nghĩa thắng lợi, người đứng đầu Thái Bình Thiên Quốc đã lộ bản chất háo sắc lật lọng, phụ nữ phục vụ tăng từng ngày

Dù Hồng Tú Toàn sớm bộc lộ bản chất háo sắc song không phải vì thế mà những người phụ nữ trong hậu cung của ông ta được nâng niu.

Ẩn ý phía sau búi tóc cồng kềnh của phụ nữ triều đại nhà Thanh: Tốn nhiều giờ tạo kiểu, cài đủ thứ lên đầu đâu chỉ để làm đẹp / Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc: Tiêu tốn hơn 5 triệu lượng bạc, đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ!

Người xưa thường truyền tai nhau câu chuyện cười rằng, vào thời cổ đại không bao giờ nên xem thường những người thi rớt khoa cử, đặc biệt là kiểu thí sinh thi trượt nhiều lần, bởi vì rất có thể họ chính là kẻ sẽ làm xáo trộn cả vương triều.

Và quả thật trong lịch sử từng có hai trường hợp như vậy, đó là Hoàng Sào và Hồng Tú Toàn. Xét trên mức độ nào đó, hai người này tương đối giống nhau.

Sau nhiều lần thi cử không đỗ đạt, họ phát động khởi nghĩa nông dân khiến cho triều đình thống trị nhiều phen điêu đứng. Đây đều là những cuộc khởi nghĩa bột phát, có cơ hội thay vua đổi chúa, nhưng cuối cùng đều kết thúc trong thất bại. Hồng Tú Toàn là một trong những trường hợp như vậy.

Có thể dùng hai chữ "ngoạn mục" để mô tả về cuộc đời Hồng Tú Toàn, vốn xuất thân từ một thư sinh. Sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, ông ta đã lập nên Bái Thượng Đế giáo, chiêu mộ thành công rất nhiều tín đồ ở 2 khu vực Quảng Tây, Quảng Châu, chờ đợi thời cơ phát động khởi nghĩa Kim Điền.

Khi đó, mọi người đều không ngờ rằng triều Thanh lại suy yếu tới vậy. Quân khởi nghĩa xuất phát từ Kim Điền, nuốt trọn hơn nửa Trung Quốc. Vào giai đoạn cực thịnh, thậm chí đội quân này từng tạo dựng được đế chế tách biệt hoàn toàn với Thanh triều.

Sở dĩ Thái Bình Thiên Quốc có thể lớn mạnh nhanh chóng như thế phụ thuộc rất lớn vào cương lĩnh mà Hồng Tú Toàn đề ra ban đầu. Ngay từ khi truyền giáo, Hồng Tú Toàn đã lồng ghép địa điểm khởi nghĩa, cũng như tư tưởng truyền bá cho cấp dưới: Phàm là nam nhân, nữ nhân trong thiên hạ đều là huynh đệ tỷ muội. Tất cả đều bình đẳng với nhau.

Vừa khởi nghĩa thắng lợi, người đứng đầu Thái Bình Thiên Quốc đã lộ bản chất háo sắc lật lọng, phụ nữ phục vụ tăng từng ngày - Ảnh 2.
Tượng chân dung Hồng Tú Toàn.

Giữa tình cảnh bị áp bức lúc bấy giờ, tư tưởng của Hồng Tú Toàn giống như tia nắng chiếu rọi trong bóng tối, thu hút rất nhiều người tới tham gia. Nhưng sau đó, sự thật chứng minh tư tưởng này chẳng qua cũng chỉ là lừa dối.

Thái Bình Thiên Quốc nổi lên nhanh, suy yếu cũng nhanh, phần lớn do sự biến chất nghiêm trọng của Hồng Tú Toàn.

Sự lật lọng của người đứng đầu phong trào khởi nghĩa

Khi mới bắt đầu cuộc khởi nghĩa, vì điều kiện gian khổ, Hồng Tú Toàn còn có thể "cộng khổ" với mọi người. Nhưng sau khi chiếm được thành Nam Kinh, ông ta nghiễm nhiên trở thành thiên vương cao cao tại thượng, không còn muốn "đồng cam" với tướng sĩ.

Đối với cấp dưới, ông ta xử phạt một cách tùy tiện, đặc biệt là phụ nữ, số phận vô cùng bi thảm. Mọi người đều tin vào lời tuyên truyền ban đầu của Hồng Tú Toàn, không ít phụ nữ đã hăng hái tham gia đội quân, trở thành một toán quân độc lập. Trên chiến trường, họ vô cùng dũng mãnh, không thua kém bất kỳ người đàn ông nào.

 

Khi tấn công Vũ Xương, nữ binh sĩ và nam binh sĩ có địa vị ngang nhau, nhưng khi vừa đánh bại Nam Kinh, tư tưởng của Hồng Tú Toàn liền thay đổi. Nữ binh sĩ không còn là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, mà bị coi là công cụ mua vui cho chính ông ta.

Hồng Tú Toàn đặt ra rất nhiều lệnh cấm đối với chuyện nam nữ, ngay cả khi là vợ chồng cũng có rất nhiều hạn chế. Một khi vi phạm thì sẽ bị gặp họa diệt vong.

Những người phụ nữ bên cạnh Hồng Tú Toàn bắt buộc phải dùng mạng che mặt, không được để cho nam nhân khác nhìn thấy. Nếu không được cho phép thì chỉ được sinh hoạt bên trong phủ thiên vương.

Vừa khởi nghĩa thắng lợi, người đứng đầu Thái Bình Thiên Quốc đã lộ bản chất háo sắc lật lọng, phụ nữ phục vụ tăng từng ngày - Ảnh 4.
Các nữ chiến binh trong đội quân Thái Bình Thiên Quốc.

Hồng Tú Toàn sớm đã bộc lộ ra bản chất háo sắc của mình. Ngay từ giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa, không có gì trong tay, ông ta đã có hơn 10 người phụ nữ bên cạnh. Khi tấn công vào Vĩnh An, số lượng đã tăng thành hơn 30 người. Sau khi đánh hạ căn cứ chủ chốt, Vũ Xương, Hồng Tú Toàn tiến hành chọn phi, tăng số lượng lên 60 người.

Khi bị quân Thanh bắt giữ, con trai Hồng Tú Toàn từng khai, sau khi hạ được Nam Kinh, số phi tử được sắc phong thiên vương hậu lên tới 88 người. Ngoài ra, theo ghi chép trong quyển Giang Nam Xuân Mộng Am Bút Ký, thì con số còn đáng kinh ngạc hơn, cả nữ quan, cung nữ, tất cả lên tới 2.000 người.

 

Mặc dù quyển sách này có ngụy tạo thông tin về một số chuyện chính sự, nhưng có thể dùng để tham khảo thêm cuộc sống cá nhân của Hồng Tú Toàn. Có thể số lượng phụ nữ phục vụ cho ông ta không nhiều tới mức độ đó, nhưng chắc chắn cũng không hề ít.

Chế độ xử phạt hà khắc vô nhân đạo

Nếu không, ở Thái Bình Thiên Quốc, Hồng Tú Toàn còn có thể làm gì? Trong khi việc trị quốc bình thiên hạ, giai đoạn đầu đã có Dương Tú Thanh, sau đó có Hồng Nhân Can giúp ông ta chăm lo, bao quát tình hình. Hồng Tú Toàn chỉ cần ngồi đó hưởng lạc.

Hồng Tú Toàn áp dụng chế độ xử phạt vô cùng hà khắc trong việc quản lý hậu cung. Bắt giữ giam hãm, đánh bằng roi, vả miệng, phạt quỳ... thậm chí còn được coi là nhẹ nhàng, chưa kể đến những hình phạt tàn khốc trực tiếp hại tới tính mạng khiến mọi người đều khiếp sợ.

Vừa khởi nghĩa thắng lợi, người đứng đầu Thái Bình Thiên Quốc đã lộ bản chất háo sắc lật lọng, phụ nữ phục vụ tăng từng ngày - Ảnh 6.
Hồng Tú Toàn xử phạt những phụ nữ trong hậu cung rất hà khắc.

Trong sách Thái Bình Thiên Quốc Đại Từ Điển có cụm từ "bao nọa mễ" (nấu gạo nếp), đó chính là hình phạt dùng vải đã thấm dầu, quấn quanh người phụ nữ phạm lỗi, sau đó châm lửa đốt.

 

Sách Ngự Chế Thiên Tự Chiếu cũng ghi lại cụm từ "thiêu lưu hoàng" (đốt diêm sinh), chính là trói người phụ nữ lại, vứt vào trong chiếc nồi to, đốt lửa cho nhiệt tăng dần... Có thể nói tất cả những hình phạt này đều vô cùng tàn ác vô nhân đạo.

Đáng tiếc rằng, Hồng Tú Toàn đối xử với người khác tàn nhẫn là thế, nhưng bản thân lại không phải chịu sự dằn vặt. Ông ta đã chết trước khi Thiên Kinh bị đánh bại, được hưởng phúc cả đời và lại để báo ứng lên người con trai là Hồng Thiên Quý Phúc.

Mặc dù khi Thiên Kinh vỡ trận, Hồng Thiên Quý Phúc may mắn thoát ra nhưng cuối cùng vẫn bị quân Thanh bắt được.

Lời khai của Hồng Thiên Quý Phúc đã tiết lộ nhiều hơn về những câu chuyện hoang đường liên quan tới Hồng Tú Toàn, đồng thời Hồng Thiên Phúc Quý cũng bày tỏ mong muốn được đi học để tham gia khoa cử.

Chỉ có điều nhà Thanh đã không cho con trai của kẻ thù cơ hội này, Hồng Thiên Quý Phúc bị xử lăng trì ở tuổi 16. Thực ra, vị tiểu thiên vương này số phận cũng thật thảm thương, không làm gì cũng phải thay người cha độc ác gánh vác mọi tội lỗi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm