Khám phá

Vua Mèo là ai? Bí mật bên trong dinh thự rộng gần 3.000m2 của Vua Mèo trên cao nguyên đá Đồng Văn

Là 1 trong những người làm thủ lĩnh, vua của H’Mông lúc bấy giờ, dinh thự của Vua Mèo tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương tương đương với 150 tỷ hiện nay.

Phi tần khiến vua Khang Hy yêu say đắm: Ở tuổi 50 vẫn thị tẩm 'đều'; Từ chối ngôi vị Thái hậu / Bí mật về cái chết bi kịch của con gái vua Tần Thủy Hoàng, câu chuyện rùng mình khiến ai cũng xót xa

Vua Mèo tên thật là Vương Chính Đức (1865 – 1947), sinh ra ở làng Tra Pò, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, trong 1 gia đình nghèo khó thuộc chi thứ 6 của họ Vàng, dòng 33 bát, Từ nhỏ ông mang tên là Vàng Dúng Lùng, vì nghèo khó mà phải nay đây mai đó để để kiếm kế sinh nhai.

Khi lớn lên, Vương Chính Đức cùng người H’Mông tham gia vào tổ chức Hươu nao ở Đồng Văn để chống lại quân Cờ Đen (Trung Quốc). Trong suốt quá trình chiến đấu, Vương Chính Đức được người H’Mông suy tôn làm thủ lĩnh, gọi là vua H’Mông, hay Vua Mèo. Năm 1900, quân của Vua Mèo đã tiêu diệt được toàn bộ lực lượng quân Cờ Đen và làm chủ đất Đồng Văn.

>> Xem thêm: Giai nhân áo đen Hà thành ăn thịt gà được thưởng kim cương và hai mối tình lưu danh kim cổ

IMG-8170-1534751946-680x0-8281-1535094824

Tư liệu ảnh về Vua Mèo Vương Chính Đức được trưng bày trong tòa dinh thự.

Đất Đồng Văn khi đó không chỉ có vị trí trọng yếu về quân sự mà còn có nhiều cây thuốc phiện, mỗi năm người Mèo Đồng Văn khi đó sản xuất chừng 20 tấn thuốc phiện. Vì vậy, người Pháp tìm mọi cách để người Mèo khuất phục nhằm thôn tính vùng đất này.

Từ năm 1990, quân Pháp liên tiếp mở chiến dịch tấn công lên Đồng Văn, nhưng Vương Chính Đức đều lãnh đạo người Mèo đẩy lui. Năm 1909, Pháp tấn công Hà Giang từ Cao Bằng, Vương Chính Đức thua trận phải rút lên núi, Đồng Văn rơi vào tay Pháp. Từ đó, người Mèo bị bóc lột sức lao động, của cải bị vơ vét.

>> Xem thêm: Bộ sưu tập nhiều người thèm khát của Nam Phương Hoàng Hậu, 1 chiếc bát có giá lên đến hơn 20 tỷ đồng

kham-pha-dinh-thu-vua-meo-vuong-duc-chinh-2

Chân dung ông Vương Chính Đức.

 

Suốt 4 năm sau đó, Vương Chính Đức vẫn lãnh đạo người dân Mèo chống Pháp. Không khuất phục được người Mèo, tháng 10/1913 Pháp buộc phải ký hòa ước với người Mèo tại Đồng Văn. Đây là bản hòa ước đầu tiên của những người con cao nguyên đá. Từ đó, người dân Mèo được sống và làm ăn yên ổn trên mảnh đất Đồng Văn tự trị.

Sau bản hòa ước, cộng đồng người Mèo tôn Vương Chính Đức là Chính Vương. Năm 1890, Vương Chính Đức cho mời thầy địa lý người Hán tên Trương Chiếu tìm địa điểm ở khắp Đồng Văn để xây nhà, cuối cùng ông chọn Sà Phìn để làm nơi “dừng chân”. Dinh thự của Vua Mèo rộng 1.200m2 được xây dựng từ năm 1898 - 1903, đây là 1 trong những công trình có quy mô lớn nhất thời bấy giờ. Dinh thự được xây dựng bởi 1 người Hán ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc ) Tống Bách Giao Thầu chung tay với những người dân tộc H’Mông, tiêu tốn số tiền lên đến 15 vạn đồng bạc trắng tương đương 150 tỷ ngày nay.

>> Xem thêm: Có gì ở bức tranh ‘Bình minh trên nông trang’ đắt nhất nhì Việt Nam từng được định giá hơn 14 tỷ?

ben-trong-dinh-thu-vua-meo-o-ha-giang-18-23022013

Khu dinh thự Vua Mèo từ trên cao.

 

Khu dinh thự được xây kiểu pháo đài phòng thủ. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường đá dày 60-70 cm, cao 2 m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau nhà có 2 lô cốt kiên cố. Đây có lẽ là lý do khiến công trình không bị hư hại sau khi trải qua nhiều cuộc đánh phá. Tổng thể tại dinh thự có 4 căn nhà ngang, 6 căn nhà dọc, chia làm 3 khu vực là tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 64 căn phòng nhỏ sắp xếp trên 2 tầng.

>> Xem thêm: Ngôi đình lịch sử được xem là điểm tựa tâm linh giữ yên biên ải, ở nơi thượng nguồn của 4 con sông

ben-trong-dinh-thu-vua-meo-o-ha-giang-2-23054415

>> Xem thêm: Ngôi làng song sinh kỳ lạ: 10 năm ra đời 33 cặp sinh đôi, người nhà cũng khó phân biệt được vì quá giống nhau

ben-trong-dinh-thu-vua-meo-o-ha-giang-12-23083499


dinh-thu-vua-meo-cong

Toàn bộ dinh thự Vua Mèo được xây dựng hoàn toàn bằng sức người nên rất tỉ mỉ, kiên cố.

 

Hiện nay, đây là địa điểm tham quan hấp dẫn với bất kì ai khi đến với mảnh đất Hà Giang. Trước đó, vào năm 1993, công trình kiến trúc này đã được bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm