Khám phá

Vua Quang Trung cầu hôn con gái vua Càn Long, danh tính của công chúa khiến ai nấy đều tò mò

Những bí ẩn xoay quanh màn cầu hôn của vua Quang Trung với con gái Càn Long cho đến nay vẫn khiến giới sử học tò mò.

Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, được sử sách ngợi ca là người văn võ toàn tài, ôm nhiều tham vọng và chí lớn. Chính vì những toan tính chính trị cho quốc gia mà năm Nhâm Tý (1792), vua sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn con gái rượu của vua Càn Long.

>> Xem thêm: Chu Nguyên Chương đã xử tử hơn 150 nghìn quan chức tham nhũng, nhưng càng xử càng xuất hiện nhiều, Ung Chính dùng 2 chiêu, không ai dám sai phạm

Tranh vẽ vua Quang Trung

Trong cuốn sách Danh nhân văn hoá Ngô Thì Nhậm, giáo sư sử học Lê Văn Lan xác nhận sự tồn tại của biểu văn cầu hôn do đích thân Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung. Giáo sư cho rằng việc cầu hôn nằm trong một kế hoạch sâu xa nào đó của vua và triều thần nhưng trên thực tế thì chưa có một đoàn sứ nào đi sứ nhà Thanh để đặt vấn đề. Thêm nữa, sự ra đi đột ngột của vua Quang Trung vào ngày 16/9/1792 đã khiến cho mọi dự định đều đổ bể.

>> Xem thêm: Hé lộ bữa ăn đầu tiên của con người trên vũ trụ: Đầy đủ dinh dưỡng, có cả món tráng miệng xịn

Chân dung Càn Long

Dù rất nhiều tài liệu ghi nhận về sự kiện cầu hôn như sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện... nhưng lại có nhiều nhà nghiên cứu phản bác điều này. Họ cho rằng vua Quang Trung thực chất chỉ mong muốn bành trướng lãnh thổ Ðại Nam về phương Bắc, đòi 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây - vốn thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà (năm 207 trước Tây lịch) - bị nhà Hán thôn tính trước đó. Về phía Càn Long, vua ngoài mặt đồng ý, nhưng thực tế chỉ muốn trao cho Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như "của hồi môn" cho con gái.

>> Xem thêm: 8 bước khắc nghiệt trong việc tuyển phi tần của các hoàng đế cổ đại

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, danh tính công chúa mà vua Quang Trung cầu hôn cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Một blog chuyên về lịch sửu đã phân tích dựa trên danh sách các con gái của vua Càn Long, cụ thể như sau:

 

>> Xem thêm:Giải mã bí ẩn về lương bổng của quan lại thời xưa, nhà Tần được trả hậu hĩnh nhất, triều đại này lại kiên quyết nói không

- Các công chúa chết từ khi còn nhỏ là Hoàng trưởng nữ (1728–1729), mẹ là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, chết yểu;Hoàng nhị nữ (1731), mẹ là Triết Mẫn Hoàng quý phi, chết yểu;Hoàng ngũ nữ (1753–1755), mẹ là Kế hoàng hậu, chết yểu; Hoàng lục nữ (1755–1758), mẹ là Hãn Quý phi, chết yểu; Hoàng bát nữ (1758–1767), mẹ là Hãn Quý phi, mất sớm.

>> Xem thêm: Khám phá 'tàng kinh các' vô cực đẹp nhất Trung Quốc

- Các công chúa đã có chồng, và chết trước năm 1780 bao gồm: Hòa Thạc Hòa Gia Công Chúa (1745–1767), Cố Luân Hòa Tĩnh Công Chúa (1756–1775),Hòa Thạc Hòa Khác Công Chúa (1758–1780),Hòa Thạc Hòa Uyển Công Chúa (Con nuôi, 1734–1760),.

- Hai công chúa còn sống và đã có chồng là Cố Luân Hòa Kính Công Chúa (1731–1792), lấy chồng năm 1747 và Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa (1775–1823) lấy chồng từ năm 1879.

 

Từ đó cho thấy, trong thời điểm vua Quang Trung cầu hôn (1792), chỉ còn hai vị công chúa còn sống nhưng đều đã lấy chồng. Điều này càng khiến cho danh tính của vị công chúa mà Càn Long phê chuẩn cho lấy vua Quang Trung trở nên bí ẩn và gây tò mò hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm