Nổi tiếng là gian hùng một thời, nhưng bạn có biết cuộc sống của Tào Tháo mộc mạc thế nào không?
Cày ruộng, sống ẩn cư trong lều tranh, vì sao Gia Cát Lượng vẫn có thể biết mọi / Kì tài số 1 Tam Quốc, Gia Cát Lượng không bằng, Tào Tháo Tôn Sách muốn giết, nhưng cuối cùng vẫn sống tới hơn trăm tuổi
Trong số ba chính quyền Tào Lưu Tôn thời Tam Quốc, người lợi hại nhất là Tào Tháo, bất kể là trong lịch sử phát triển hay quản lý sau này, Lưu Bị và Tôn Quyền đều không thể sánh được với Tào Tháo. Tào Tháo không chỉ là một nhà lãnh đạo mà còn là một chính trị gia, dù trong tiểu thuyết sau này Tào Tháo bị "bôi đen" khá thảm, nhưng những gì Tào Tháo đã đóng góp cho bách tính Tam Quốc đều luôn nhiều hơn hai vị lãnh đạo còn lại.
Sau trận Quan Độ, Tào Tháo trở thành chư hầu mạnh nhất lúc bấy giờ, hoàn toàn tương đương với hoàng đế, nhưng cuộc sống của ông lại rất đạm bạc, mặc dù có tham vọng thống nhất thiên hạ, nhưng sau trận Quan Độ, Tào Tháo vẫn ra lệnh khôi phục và phát triển trong ba năm, vì chiến tranh liên miên, nhiều binh sĩ thiệt mạng, cần khôi phục lại nguyên khí của đất nước.
Vào mùa xuân năm Kiến An thứ bảy, Tào Tháo về quê mình là huyện Tiêu (nay là Bặc Châu, tỉnh An Huy). Đây là lần đầu tiên ông quay trở về quê kể từ sau cuộc thảo phạt Đổng Trác. Sau 13 năm, thấy những người ở quê nhà phải chịu khổ cực do chiến tranh, nhiều gia đình có con đi lính bị chết, người bạn thưở nào cũng đã mất, Tào Tháo vô cùng đau lòng, "huyện trung chung nhật hành, cánh bất kiến sở thức cố cựu nhất nhân, sử Ngộ thê thương thương hoài".
Tượng Tào Tháo trước nhà ga Bặc Châu, An Huy
Trông thấy cảnh tượng này, Tào Tháo đã ra lệnh cứu trợ cho các gia đình của các chiến binh đã chết trong chiến tranh, phân cho họ ruộng đất, lập trường học cho con cái của họ, mời thầy về dạy đọc sách, phục hưng lại các công trình thủy lợi, thực thi chế độ đồn điền, di tích của những chế độ này của Tào Tháo vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, chẳng hạn như Quan Giá đài ở Bặc Châu, An Huy.
Quan Giá đài là đài quan sát mà Tào Tháo đặc biệt cho xây dựng ở nông trường, ông còn tự mình lên đài để ngắm nhìn sự phát triển của cây trồng để cho người dân thấy được rằng mình luôn quan tâm và giám sát đồn điền, đồng thời hạ lệnh trấn áp cường hào, thiết lập chính sách quản lý muối, sắt, giúp đỡ dân yếu, thắt chặt pháp lệnh, đồng thời nghiêm cấm tiến hành an tang quá long trọng.
Cuộc sống của Tào Tháo cũng không hề hoa lệ, màn trướng bình phong hỏng thì sửa lại, chiếc giường cũng được ông sử dụng trong mười năm. Tào Tháo không bao giờ sử dụng kim lũ ngọc y (áo ngọc được kết bằng dây vàng), uống rượu bằng chén ngọc, những người bên cạnh của Tào Tháo cũng vậy, có một lần thê tử của Tào Thực mặc trang phục lộng lẫy, Tào Tháo sau khi nhìn thấy đã lấy tội danh vi phạm gia quy mà ban cho nàng cái chết.
Nhân vật Tào Tháo trên màn ảnh
Biện thị, phu nhân của Tào Tháo từng nói: "Ngộ sự Hán Vũ tứ ngũ tập niên, hành kiệm nhật cữu, bất năng tự biến vi xa" (ý muốn nói đã mấy chục năm sống tiết kiệm rồi, không thể nào tự trở nên xa xỉ được). Thông thường, Tào gia nếu có hỉ sự gì, mời họ hàng thân thích cũng chỉ là "thái thực túc phạn, vô ngư nhục" (cơm rau, không có thịt cá). Sự tiết kiệm của Tào Tháo đã trở thành gia phong của nhà họ Tào, Tào Phi sau khi kế thừa cũng giản dị như vậy, bản thân khi bị bệnh còn bày tỏ không muốn tổ chức an táng long trọng, xa xỉ.
Dưới sự thúc đẩy của Tào Tháo, Tào Phi, rất nhiều trọng thần của Tào Ngụy cũng đều rất tiết kiệm và thanh liêm, chẳng hạn như Hạ Hầu Đôn "tuy tại quân lữ, thân nghênh sư thụ nghiệp, tính thanh kiệm, hữu dư tài triếp dĩ phân thi, bất túc tư chi vu quan, bất trị sản nghiệp" (Hạ Hầu Đôn trong quân ngũ luôn tự mình hướng dẫn, dạy dỗ binh dưới, tính tình tiết kiệm, giản dị, có tiền đều chia cho mọi người, lúc làm quan cũng vậy, những đồng lương mà ông nhận đều luôn ít hơn số tiền mà ông đáng được nhận, lúc sống không tham tài, lúc mất được phong "trung hầu"), Tuân Úc "gia vô dư tài" (không dư tài sản), Hoa Hâm "tố thanh bần, lộc tứ dĩ chấn thi thân thích cố nhân" (xưa nay đều nghèo nàn, bổng lộc đều đem đi giúp đỡ bạn bè, người thân), Trương Phạm "cứu tuất cùng phạt, gia vô dư tư" (cứu giúp người nghèo, nhà không dư tài sản…
Có thể nhiều người biết đến Tào Tháo với tư cách là một gian hùng, một người mưu mô, xảo quyệt, nhưng thực ra, Tào Tháo cũng có một cuộc sống rất mộc mạc và giản dị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tìm thấy lăng mộ của Tôn Ngộ Không và em trai, gậy Như Ý thực ra được làm từ sắt, dài 7 mét?
Tây Du Ký 1986: Bí ẩn rùng rợn về cây nhân sâm ở Ngũ Trang Quán khiến Tôn Ngộ Không nổi giận quật đổ
CLIP: Màn leo cây săn khỉ siêu đẳng của sư tử khiến nhiều người choáng ngợp
Mua chiếc ‘Long sàng’ khắc 55 con rồng xanh bằng gỗ quý hiếm, 14 năm sau vị đại gia bán 1,8 nghìn tỷ
Vị hoàng đế có cái chết ‘nhạt nhẽo’ nhất lịch sử Trung Quốc, bị vợ cho ‘bay màu’ vì dám chê già
Tây Du Ký 1986: Giải mã bí mật ẩn sau phương pháp bắt mạch bằng tơ của Tôn Ngộ Không