Xạ thủ bắn tỉa ẩn nấp chỉ cách 1 mét, hàng chục binh sĩ Mỹ tìm mãi không thấy
Xạ thủ nguy hiểm nào của Đức quốc xã khiến Hitler tự hào? / Thán phục những xạ thủ cừ khôi nguy hiểm nhất thế giới
Xạ thủ bắn tỉa không chỉ cần khả năng khai hỏa chính xác, mà còn phải biết ngụy trang khéo léo khiến đối phương không hề hay biết.
Theo Business Insdier, cuộc diễn tập bắt đầu với cảnh lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng nhiều loại ống nhòm khác nhau để tìm dấu vết xạ thủ bắn tỉa ẩn nấp trên cánh đồng. Xạ thủ bắn tỉa này mặc đồ ngụy trang và được lệnh di chuyển đến vị trí khai hỏa. Không một ai tìm thấy xạ thủ từ trên tạm gác.
Một sỹ quan sau đó tiến ra cánh đồng, đứng ngay cạnh nơi có xạ thủ ẩn nấp, nhưng vẫn không ai nhìn thấy. Điều này cho thấy xạ thủ bắn tỉa đã ngụy trang tài tình như thế nào.
Lính thủy đánh bộ Mỹ tiến vào bụi rậm tìm xạ thủ bắn tỉa.
Các lính thủy đánh bộ Mỹ sau đó cùng ra cánh đồng để tìm xạ thủ bắn tỉa. Họ lùng sục quanh các bụi rậm, nhưng không hiểu sao vẫn không phát hiện ra. Sau này, sỹ quan kể lại rằng nhóm lính thủy đánh bộ có lúc chỉ còn cách xạ thủ bắn tỉa chưa đầy 1 mét.
Từ từ đứng lên và bỏ lớp ngụy trang, xạ thủ bắn tỉa bắt đầu giải thích cách sử dụng địa hình làm ưu thế, cách hòa mình vào khung cảnh xung quanh, làm sao di chuyển hợp lý mà không ai biết.
“Kỹ năng đầu tiên của người lính bắn tỉa là phải biết sử dụng tối đa lợi thế mà địa hình mang lại”, xạ thủ nói. “Đứng trên đỉnh đồi ngắm bắn không phải lúc nào cũng là ý hay, cần phải tránh thu hút sự chú ý”.
Xạ thủ bắn tỉa hoàn toàn hòa mình vào với môi trường xung quanh.
Theo lời kể của xạ thủ bắn tỉa, ẩn mình trong môi trường rậm rạp dễ hơn là sa mạc, nhưng các môi trường cụ thể tạo ra những thách thức khác nhau. Ví dụ như cây cối có thể giúp ẩn náu tốt hơn, nhưng dễ bị lộ vị trí hơn sau khi khai hỏa.
“Bạn và cây súng của bạn phải trở thành một phần của môi trường xung quanh”, xạ thủ nói. “Đừng trở thành bụi rậm, hãy lấp khoảng trống giữa các bụi rậm.
Lính Mỹ đứng vây quanh nơi xạ thủbắn tỉa ẩn nấp để nghe hướng dẫn,trong khi vẫn rất khó để nhận ra nếu không quan sát kỹ.
Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng nhận thấy những thay đổi của xạ thủ bắn tỉa trước và sau khi ẩn mình giữa những bụi cây. Đó là do xạ thủ đã lấy cành cây, lá cây đính vào bộ quần áo. Khi đến địa điểm khai hỏa, khẩu súng cũng cần được ngụy trang kỹ lưỡng bằng cây cỏ.
Một xạ thủ bắn tỉa cừ khôi không chỉ biết ngụy trang tài tình, mà phải làm sao để mỗi phát đạn bắn ra đều đem lại hiệu quả, bởi nhiều lúc cơ hội chỉ đến một lần. Thuật ngữ "một viên một mạng" cũng ra đời với hàm ý rằng xạ thủ chỉ khai hỏa khi cảm thấy cần thiết và đường đạn cần phải chính xác, gây thiệt hại tối đa cho đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?