Khám phá

Xấu tới mức bị rẻ rúng nhưng nhờ một lời phán đã khiến người phụ nữ da đen thô kệch trở thành phi tần được Hoàng đế sủng ái và sống cuộc đời vinh quang vô hạn

Dù thô kệch xấu xí và có nhan sắc thua kém tất cả mỹ nữ ở hậu cung nhưng cuối cùng, người phụ nữ da đen cũng được ân sủng từ Hoàng đế.

Khám phá "bí thuật" phòng the đỉnh cao của Hoàng hậu là kỹ nữ khiến vua say mê điên đảo / Bí ẩn về 4 vị hoàng hậu đoản mệnh của Khang Hy

Nhắc đến chuyện hậu cung với hàng ngàn cung tần mỹ nữ của các Hoàng Đế, ai chẳng nghĩ tới các người đẹp. Bình thường, lúc tuyển tú, các Hoàng Đế cũng ưu tiên lựa chọn những cô nương có nhan sắc hơn người. Bởi vậy, tụ lại trong hậu cung đều là những nữ nhân xinh đẹp bậc nhất.

Ấy thế nhưng trong lịch sử Trung Hoa, có một vị phi tầnlại đi ngược lại với những quy chuẩn về cái đẹp nếu không muốn nói là nhan sắc xấu xí. Vị đó là Lý Lăng Dung - Thục phi của Đông Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục.

Nô tì xấu xí bậc nhất

Theo sử sách ghi lại, ngay từ khi còn nhỏ, Lý Lăng Dung đã bị bán vào Vương phủ của Tư Mã Dục làm nô tỳ dệt vải và những công việc nặng nhọc.

Bà có một ngoại hình khác biệt với phụ nữ ở đây. Lý Lăng Dung rất to cao, nước da đen và tóc xoăn. Chính vì những đặc điểm khác biệt này mà từ nhỏ đến lớn, Lý Lăng Dung luôn nhận những ánh mắt dò xét hay thậm chí bị bắt nạt khi làm công việc tỳ nữ. Về xuất thân của bà, cho đến tận bây giờ các học giả vẫn cho rằng bà không phải người gốc Trung Nguyên.

Thời điểm ấy, người ta cho rằng một nữ nhân thô kệch, xấu xí như Lý Lăng Dung lấy được chồng đã là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, cuộc đời của bà đã sang trang nhờ vào một biến cố đặc biệt.

Chỉ vì một lời phán, người phụ nữ trở thành phi tần da đen của Hoàng đế trong lịch sử Trung Hoa, cuộc đời vinh quang vô hạn sau đó khiến tất cả thán phục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, khi còn trẻ, Tư Mã Dục cũng là một người si tình, có những chuyện tình yêu cuồng nhiệt. Những người vợ sinh được cho ông 3 người con trai. Tuy nhiên, không biết vì nguyên do gì mà cả 3 người con này đều chết yểu.

Thời điểm ấy, ông mới chỉ là Cối Kê Vương chứ chưa lên ngôi Hoàng Đế. Tư Mã Dục vì lo lắng chuyện nối dõi tông đường và cả con đường nối ngôi của mình nên lại nạp thêm nhiều thê thiếp vào phủ. Tuy nhiên, sau mấy năm cố gắng, ông vẫn chưa thể có được con trai.

Tư Mã Dục gần như điên cuồng với việc này. Ngay khi ông đang vô cùng lo lắng thì một người đã tiến cử cho ông một thầy tử vi có đạo hạnh rất cao. Tư Mã Dục ngay sau đó đã không ngần ngại giao nhiệm vụ tìm người kế nghiệp hương hỏa cho vị này.

Thầy tử vi đã nhìn qua tất cả các thê thiếp trong phủ của Tư Mã Dục. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng chẳng ai có thể sinh ra con trai.

Tư Mã Dục không bỏ cuộc và yêu cầu các tìm kiếm tất cả những hầu nữ trong phủ xem ai là người có thể mang số mệnh hạ sinh con trai. Cuối cùng, vòng tìm kiếm mở rộng ra đến cả người hầu này đã tạo cơ hội cho Lý Lăng Dung.

 

Chỉ vì một lời phán, người phụ nữ trở thành phi tần da đen của Hoàng đế trong lịch sử Trung Hoa, cuộc đời vinh quang vô hạn sau đó khiến tất cả thán phục - Ảnh 2.

Từ kẻ xấu xí thành người cao quý nhất Hậu cung

Khi bà xuất hiện, ai cũng thấy bất ngờ. Vào thời điểm ấy, nhan sắc của vị tỳ nữ này bị coi là quá mức xấu xí. Thế nhưng, thầy tử vi lại nhất quyết chỉ vào Lý Lăng Dung rồi lên tiếng: "Đây là người có thể làm mẹ của bậc Đế vương".

Ngay khoảnh khắc đó, đến cả Tư Mã Dục cũng cảm thấy chán chường bởi nhan sắc của Lý Lăng Dung so với những nữ nhân có mặt lúc đó quá mức chênh lệch.

Tư Mã Dục không thể chấp nhận được vì nhan sắc của nữ nhân này không hợp nhãn. Tuy nhiên, vì áp lực của việc tìm người nối dõi đè nặng, ông đã nhanh chóng phong cho Lý Lăng Dung làm thiếp rồi lâm hạnh ngay sau đó. Từ một tỳ nữ dệt vải, Lý Lăng Dung bỗng chốc trở thành thiếp của Vương gia. Đây có lẽ là điều mà trước đó chính bà cũng chưa từng ngờ đến.

 

Không lâu sau, Lý Lăng Dung mang thai. Sử sách ghi chép lại, trong khi mang thai Lý Lăng Dung đã kể với một vài người thân cận rằng bà nằm mơ thấy hai con rồng nằm trên đầu gối của mình. Điều này mang tới ý nghĩa tốt lành.

Tư Mã Dục biết chuyện này lại càng thêm chăm sóc ân cần, đặc biệt hơn cho vị thiếp mới nạp. Và quả thật, sau này Lý Lăng Dung đã sinh được hai người con trai, một cô con gái.

Bởi vậy, thân phận của bà bỗng chốc trở nên cao quý hơn rất nhiều. Lý Lăng Dung ở trong phủ của Tư Mã Dục rất biết bản thân mình là ai. Bà sống khiêm nhường, thích đọc sách Phật pháp chứ hoàn toàn không muốn tham gia vào những màn đấu đá ở phủ. Cũng vì sự nhẹ nhàng và khiêm nhường này khiến Tư Mã Dục dù chẳng yêu đến mức đắm say nhưng lại rất tôn trọng người thiếp này.

Chỉ vì một lời phán, người phụ nữ da đen trở thành phi tần xấu xí nhất trong lịch sử Trung Hoa, cuộc đời vinh quang vô hạn sau đó khiến tất cả thán phục - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Năm 371, Tư Mã Dục lên ngôi Hoàng đế khi đã 51 tuổi. Khi đó, ngay lập tức ông lập Lý Lăng Dung làm Thục phi. Vì Hậu cung không có Hoàng hậu nên Lý Lăng Dung là người đứng đầu Hậu cung, có quyền lực như một vị Hoàng hậu thực thụ.

 

Hai năm sau, Hoàng đế qua đời, Thái tử Tư Mã Diệu khi đó mới 10 tuổi lên ngôi. Lý Lăng Dung vì "mẫu bằng tử quý" mà bước lên ngôi Hoàng Thái Phi, quyền lực ngang ngửa với Hoàng Thái Hậu.

20 năm sau, Hoàng đế Tư Mã Diệu nghe theo lời em trai là Tư Mã Đạo Tử đã sắc phong cho mẹ mình lên làm Hoàng Thái Hậu.

Tư Mã Diệu qua đời, con trai là Tư Mã Đức Tông nối ngôi tiếp tục lập bà nội làm Thái Hoàng Thái Hậu cao quý vô cùng.

Vậy mới nói, đôi khi chủ nhân của Hậu cung chưa hẳn là người xinh đẹp hay thông minh bậc nhất. Trong lịch sử, có không ít những vị thiếp thất của Hoàng đế chỉ được đưa vào cung với mục đích sinh ra Hoàng tử. Ngay sau đó, họ có thể bị đối xử tàn nhẫn, vứt bỏ, thậm chí chẳng được gần con.

Tuy nhiên, Lý Lăng Dung dù chẳng có nhan sắc nhưng chính cái thông minh, điềm tĩnh và biết cách xử lý ổn thỏa của bà khiến Hoàng đế chẳng tiếc tay trao vị trí chủ của Hậu cung, quyền lực đầy mình. Ba người con ông cũng tin tưởng trao cho Hoàng hậu chăm sóc dù xuất thân của bà vô cùng thấp kém.

 

Có những cuộc hôn nhân đến với nhau không phải trên nền tảng yêu đương. Thế nhưng nó được duy trì và phát triển bởi sự hòa hợp của những người trong cuộc. Chuyện của Hoàng đế Tư Mã Dục và vị Thục phi nhan sắc thua thiệt Lý Lăng Dung là một ví dụ như thế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm