Khám phá

Xem 20 năm mà nhiều người không biết: Tại sao Tôn Ngộ Không lại giấu gậy như ý ở tai?

Bạn đã bao giờ tò mò vì sao Tôn Ngộ Không luôn giấu gậy như ý ở tai mà không phải ở chỗ khác.

Ngưỡng mộ cáo đỏ đực một mình nuôi đàn con khôn lớn / Ảnh động vật: Cá sấu ăn thịt đồng loại tàn khốc

Với những khán giả yêu mến bộ phim "Tây du kí", hẳn không còn xa lạ với cây gậy như ý của Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không. Những lúc đánh nhau với yêu tinh, cây gật biến dài ra và phát huy sức mạnh thần kì. Trong một số tập phim cây gậy đã bị yêu quái cướp mất, sau đó sức mạnh của Tôn Ngộ Không giảm đi rất nhiều. Những lúc này, Tôn Ngộ Không chỉ còn cách lên trời cầu xin sự giúp đỡ của các vị thần tiên. Nhiều người thắc mắc liệu gậy như ý chứa những sức mạnh thần kì gì khiến Tôn Ngôn Không phải đại náo Long Hải để có được nó?

Gậy như ý do Thái Thượng Lão Quân tôi luyện thành. Vào thời kì Đại Vũ (Hạ Vũ) trị thủy, cây gậy này đã phát huy tác dụng to lớn trong vai trò làm thước đo độ sâu của nước, sau đó đã trở thành báu vật chấn ở Đông Hải Long Cung. Cây gậy được làm từ thép, toàn thân mạ vàng, bên trên có hoa văn tinh tế. Điều đặc biệt của cây gậy là nó có thể phóng to, thu nhỏ hàng trăm lần, được điều khiển bằng suy nghĩ của Tôn Ngộ Không.

Ảnh minh họa.

Gậy như ý thần kì có thể biến thành cây cột cao bằng núi, cũng có thể thu nhỏ chỉ bằng cây kim, vì thế nó mới có cái tên này. Nói đến đây, nhiều khán giả sẽ liên tưởng tới những vũ khí được sử dụng trong phim hành động của Mỹ như Người vận chuyển, Người kiến... Ngày nay, những vũ khí này đều là thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, là kết tinh trí tuệ con người. Vậy mà từ xưa, chiếc gậy như ý "thần thánh" đã được nghĩ tới và Tôn Ngộ Không sử dụng trong suốt một thời gian dài.

Tôn Ngộ Không luôn giấu gậy như ý ở tai và 2 cách lý giải

Cách thứ nhất, thời xưa, ngũ quan trên mặt người tương ứng với ngũ hành, mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, cuối cùng là tai tương ứng với thủy. Nói như thế này là các bạn đã có thể thấy rất rõ, gậy như ý là Định hải thần châm, là mệnh thủy, vì thế phải để vào nơi là thủy như thế mới thuận theo tự nhiên.

Cách thứ 2, có lẽ do tác giả Ngô Thừa Ân khi viết truyện Tây Du Ký đã biến tấu dựa trên những câu chuyện dân gian. Với những ai đã từng nhìn thấy con khỉ đều biết, khỉ rất thích vò đầu bứt tai, đây là một động tác đặc trưng của loài khỉ, vì thế các nghệ nhân dân gian đã bố trí nơi cất cây gậy như ý vào tai là thể hiện đúng bản sắc riêng của ‘con khỉ đá’ Tôn Ngộ Không giúp việc lấy ra lấy vào cũng rất tiện lợi.

N0YzOKb

Sau cùng, chúng ta hãy cùng thảo luận vì sao cây gậy như ý lại biến thành một cây kim mà không phải là một hạt gạo. Mặc dù đây là một câu truyện thần thoại, nhưng nghệ thuật bản thân nó bắt nguồn từ tự nhiên, tôi tin chắc mọi người đã từng nghe qua câu “có công mài sắt có ngày nên kim”.

 

Câu chuyện này bản thân nó có ý nghĩa muốn khuyên răn con người làm việc gì cũng phải kiên trì, cuối cùng sẽ gặt hái được thành công. Nhưng ở đây, do chịu ảnh hưởng của đạo giáo và truyền thuyết Đại Vũ trị thủy cuối cùng đã thành thần thánh, nên ý nghĩ biến cây gậy thành một cây kim cũng là điều dễ hiểu, bản thân cây gậy là tượng trưng cho những gian nan, vất vả trên đường đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm