Khám phá

Xích Thố thì tặng cho Quan Vũ nhưng chiến mã này thì Tào Tháo nhất quyết giữ lại - Vì sao?

Tại sao Tào Tháo nhất quyết giữ lại con ngựa chiến này trong khi Xích Thố đã là một đệ nhất chiến mã thời Tam Quốc.

Phát hiện mới xác ướp Ai Cập có thể 'viết lại' lịch sử / Những bức ảnh “lịch sử” ấn tượng chưa từng được khám phá

Tào Tháo (155 – 220) là nhà quân sự, chính trị gia nổi tiếng túc trí đa mưu trong thời Tam Quốc. Thời thế tạo anh hùng, trong bối cảnh thiên hạ đại loạn vào những năm cuối của nhà Đông Hán, cùng với Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo tham gia vào nhiều trận chiến khốc liệt nhằm hoàn thành giấc mộng làm bá chủ.

Trên vũ đài chính trị thời Tam Quốc, để vượt lên dẫn trước cũng như thoát chết khỏi những tình huống hiểm nguy, những chiến lược gia như Tào Tháo cần phải có mưu lược, nhãn quan phán đoán và đặc biệt là mộtchiến mãcùng đồng hành trên chiến trường.

Trong cuộc đời lừng lẫy của mình, Tào Tháo cũng có một chiến mã mà nhiều người "thèm muốn". Đó là Tuyệt Ảnh (theo ghi chép trong Nguỵ thư).

Con ngựa được mệnh danh là "thần mã" này có thể di chuyểnvới tốc độ rất nhanh, có thể đihàng nghìn dặm trong một ngày. Chính cái tên "Tuyệt Ảnh" cũng có nghĩa là phi rất nhanh, đến nỗi cái bóng cũng không đuổi kịp được. Trên chiến trường, tốc độ di chuyển tuyệt vời của nó thực sự khiến kẻ địch phải lo lắng.

Xích Thố thì tặng cho Quan Vũ nhưng chiến mã này thì Tào Tháo nhất quyết giữ lại - Vì sao? - Ảnh 1.

Tuyệt Ảnh là chiến mã nổi tiếng thời Tam Quốc.

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", sau khi Lã Bố bị giết, vì muốn lấy lòng Quan Vũ nên Tào Tháo đã ban thưởng cho Quan Vũ ngựa Xích Thố. Câu hỏi đặt ra là tại sao Tào Tháo không tặng ngựa Tuyệt Ảnh mà lại chọn Xích Thố (đệ nhất chiến mã thời Tam Quốc) cho Quan Vũ?

Đáp án có thể là do Tuyệt Ảnh cũng là một "cực phẩm" chiến mã thời bấy giờ, hơn nữa lại gắn bó nhiều năm cùng Tào Tháo. Đối với ông, có lẽ không con ngựa nào có thể thay thế.

Liều chết cứu chủ, chiến mã có nghĩa có tình của Tào Tháo

Trong những trận nam chinh bắc chiến, binh lính có thể phản bội lại Tào Tháo nhưng ngựa Tuyệt Ảnh thì vẫn luôn đồng hành và trung thành suốt đời với vị quân chủ này. Thậm chí dù có bị thương và đứng trước nguy cơ mất mạng, con ngựa được coi như "thần mã" này vẫn một mực liều chết cứu chủ thoát khỏi hiểm nguy. Thật là con ngựa hiếm có thời Tam Quốc.

Theo đó, năm 197, Tào Tháo dẫn quân tấn công Trương Tú ở Uyển Thành (Nam Dương) để chiếm thành. Ban đầu, do liệu thế không chống nổi nên Trương Tú liền dâng thành đầu hàng Tào Tháo.

Không ngờ đó chỉ là một cái bẫy, bởi sau đó Trương Tú dấy binh làm phản, bao vây bất ngờ nên Tào Tháo không kịp trở tay và thậm chí là suýt mất mạng.

 

Nhờ Điển Vi chặn cửa trước nên Tào Tháo mới chạy thoát thân được bằng cửa sau trong lúc đêm tối. Thế nhưng nếu không có ngựa quý như Tuyệt Ảnh thì có lẽ Tào Tháo khó có thể thoát ra khỏi vòng vây đó.

Trong lúc hỗn loạn đó, không những cánh tay của Tào Tháo bị thương mà ngay đến Tuyệt Ảnh cũng bị trúng đến 3 mũi tên.

Tuy nhiên, Tuyệt Ảnh đúng là một con ngựa không tầm thường khi bất chấp đau đơn, gắng gượng phi nhanh đúng như cái tên của mình để cứu chủ.

Trong trận chiến khốc liệt này, Tuyệt Ảnh đã hoàn thành sứ mạng của mình khi không những giúp Tào Tháo trốn thoát ra ngoài mà còn sống sót. Cuối cùng, ngựa yêu của Tào Tháo chỉ gục ngã khi bị một mũi tên bắn vào mắt.

Xích Thố thì tặng cho Quan Vũ nhưng chiến mã này thì Tào Tháo nhất quyết giữ lại - Vì sao? - Ảnh 2.

Trận chiến ở Uyển Thành khiến Tào Tháo chịu tổn thất lớn. Ảnh minh hoạ

 

Trận chiến ở Uyển Thành có thể được coi là thảm kịch nhất trong cuộc đời lừng lẫy của Tào Tháo. Trong trận chiến này, Tào Tháo không những mất đi ngựa Tuyệt Ảnh, mà còn mất con trai trưởng là Tào Ngang, cháu đích tôn Tào An Dân và cả Điển Vi, dũng tướng có tài và trung thành khiến cho chính trị gia nổi danh thời Tam Quốc rơi lệ khóc thương, vô cùng thương tiếc.

Xích Thố thì tặng cho Quan Vũ nhưng chiến mã này thì Tào Tháo nhất quyết giữ lại - Vì sao? - Ảnh 3.

Tào Tháo từng rơi lệ khi hay tin Điển Vi mất vì liều mạng bảo vệ mình ở Uyển Thành.

Tam Quốc (220 – 280) là một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều cuộc chiến tranh đã diễn ra trong thời kỳ này. Trải qua thời gian dài phân tranh giữa các chư hầu, thế chân vạc giữa ba thế lực hùng mạnh nhất còn lại là Ngụy – Thục – Ngô đã được hình thành. Trong đó, những chính trị gia tài ba như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với vận mệnh của mỗi nước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm