Khám phá

Xóa sổ cả 1 khu rừng, đó là khả năng 'quái vật' của sinh vật lớn nhất thế giới: 35.000 tấn

Chúng tiếp cận, chọc thủng và rút cạn sinh khí của vật chủ. Chúng là gì.

Khám phá hồ nước 'tử thần' biến sinh vật thành 'tượng sống' / Khám phá cầu tàng hình ở pháo đài Hà Lan

Sinh vật lớn nhất hành tinh

Ký sinh, rút cạn dưỡng chất của vật chủ cho đến chết - Đó là cách sinh vật lớn nhất hành tinh, nặng tới 35.000 tấn này sinh sôi, phát triển.

Không phải cá voi xanh, cũng không phải khủng long từng tuyệt chủng - sinh vật lớn nhất thế giới này là một loài nấm có tên Nấm Armillaria.

Với mạng lưới rễ chằng chịt, dài hàng mét như những xúc tu, nấm Armillaria ký sinh tấn công cây cối và ăn các cây thân gỗ cho đến khi chúng chết.

Xóa sổ cả 1 khu rừng, đó là khả năng quái vật của sinh vật lớn nhất thế giới: 35.000 tấn - Ảnh 1.

'Xúc tu' dài hàng mét của nấm Armillaria bám vào thân cây gỗ và giết vật chủ.

Tại Rừng Quốc gia Malheur của bang Oregon (Mỹ), một loài nấmArmillaria ostoyae được xác nhận là sinh vật sống lớn nhất thế giới - đã sinh sôi phát triển đến mức khó tin: Quần thể nấm đó lan rộng trên một vùng đất có diện tích lên tới 9,5 km vuông, với khối lượng từ 7.500 đến 35.000 tấn. Và chúng có tuổi đời là 8.500 năm tuổi!

Sinh vật lớn thứ hai thế giới tiếp tục thuộc về loài nấm Armillaria. Cụ thể là loài nấmArmillaria gallica ở bang Michigan của Mỹ mà các nhà nghiên cứu tình cờ bắt gặp vào những năm 1980 - nó nặng gấp bốn lần và lớn gấp đôi so với người ta nghĩ ban đầu. Cụ thể,nấm Armillaria gallica ở Michigan nặng 400 tấn và đã sinh sống được 2.500 năm tuổi!

Giới khoa học gọi chúng là 'quái vật' đích thực khi chúng rút cạn sự sống của hàng trăm loài cây thân gỗ, làm tàn lụi thảm thực vật giống y như cách ma cà rồng ăn cây!

Xóa sổ cả 1 khu rừng, đó là khả năng quái vật của sinh vật lớn nhất thế giới: 35.000 tấn - Ảnh 2.

Những cây nấm Armillaria đã nổi lên mặt đất để các bào tử của chúng hít thở. Ảnh: Maria Nunzia / The Guardian

Trong nhiều thế kỷ, nấm Armillaria (hay còn gọi là nấm mật ong) đã lây lan trong đất giữa các cây mà nó đã giết chết thông qua các mạng lưới thân rễ dài. Những sợi dây này giống như những sợi cáp quang gắn vào rễ cây và tạo ra chất độc và áp suất cơ học, xuyên qua thành tế bào của vật chủ và làm chúng ngập trong những sợi nấm trắng như sợi tơ.

 

Chuyên giaLászló Nagy thuộc Đại học Sopron và Học viện Khoa học Hungary phải thốt lên rằng: "Sự trỗi dậy của Armillaria đã phải trả giá bằng cây cối. Vìnấm Armillaria,toàn bộ ngọn đồi bị xóa sổ, toàn bộ khu rừng bị xóa sổ. Nếu vô tình nhìn từ trên cao thấy đám rừng trắng bạc, đó là vì 'quái vật' này đã rút cạn sinh khí của những cái cây đó!".

Theo ước tính của các nhà khoa học, nấmArmillaria gây thiệt hại hàng triệu USD cho nông dân vùng châu Mỹ - nơi có những cánh rừng mà chúng ký sinh.Từ năm 2000 đến năm 2002, chỉ riêng loài nấm này đã gây ra thiệt hại 1,5 triệu USD cho những cây đào của bang Georgia, Mỹ.

Cây bị nhiễm nấm - chỉ có thể loại bỏ!

Nấm Armillaria xuất hiện phần lớn ở các cánh rừng và thảm thực vật của châu Mỹ. Vì đặc tính ưa sống ở những nơi có điều kiện ẩm ướt và mát mẻ, nên người ta tìm thấy chúng ở khắp nơi trên thế giới,từ các vùng nhiệt đới ấm hơn đến các vùng ôn đới lạnh hơn ở phía bắc.

Nấm Armillaria gây ra bệnh có tên là thối rễ Armillaria. Bệnh thối rễ Armillaria còn có các tên gọi chung là bệnh thối rễ do nấm, bệnh thối cổ rễ, và bệnh thối do nấm mật. Bệnh này làm suy giảm hệ thống rễ của nhiều cây thân gỗ và cây bụi.

Armillaria có một danh sách lớn các vật chủ mà nó có thể lây nhiễm, bao gồm nhiều loại cây gỗ cứng và cây lá kim.

 

Các loài trong chi này được nhóm thành 2 loại bao gồm: Loài gây ra mầm bệnh chính có thể tấn công và giết chết cây khỏe mạnh; và loài gây ra mầm bệnh cơ hội chỉ giết những cây không khỏe mạnh hoặc bị héo.

Xóa sổ cả 1 khu rừng, đó là khả năng quái vật của sinh vật lớn nhất thế giới: 35.000 tấn - Ảnh 3.

Nhìn chúng, không ai nghĩ chúng là sinh vật lớn nhất thế giới, có khả năng rút cạn sinh khí của cây cối như ma cà rồng. Ảnh: J. FIEBER / IMAGEBROKER /

Các loài Armillaria phổ biến nhất được tìm thấy ở bang Florida (Mỹ) là Armillaria tabescens và Armillaria mellea, thuộc nhóm mầm bệnh cơ hội, thường tấn công các cây bị héo, sinh trưởng kém.

Các triệu chứng của bệnh thối rễ Armillaria bao gồm héo, tán lá thưa thớt, suy giảm tổng thể, chết cành, gãy cành hoặc thân, chết héo, sinh trưởng còi cọc, bạc trắng lá/thân cây và chết.

Trong các trận bão, những cây bị Armillaria xâm hại có thể bị ngã đổ do thân cây bị suy yếu hoặc bộ rễ bị mục.

 

Dấu hiệu thực sự duy nhất (nơi bạn nhìn thấy sinh vật thực tế) của bệnh thối rễ Armillaria là sự hiện diện của nấm.

Nấm Armillaria là những cụm nấm có màu vàng nhạt đến nâu mật ong.Nấm có thể được tìm thấy ở gốc của thân cây bị nhiễm bệnh, trên gốc cây đã chết, hoặc xa thân cây mọc lan ra từ rễ bị nhiễm bệnh.

Một khi cây hoặc cây bụi bị nhiễm nấm Armillaria, tốt nhất là loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt.Các gốc cây cũng nên được loại bỏ hoàn toàn để chúng không trở thành nguồn thức ăn cho nấm. Không có thuốc diệt nấm nào có thể được sử dụng chống lại Armillaria để cứu cây một khi nó đã bị nhiễm bệnh.

Theo nghiên cứu, thuốc diệt nấm điển hình rất độc (chứa 90% lưu huỳnh) thậm chí không thể giết đượcnấm Armillaria mà ngược lại có thể kích thích sự phát triển của chúng.

Tìm ra điểm yếu của nấm 'quái vật'

Hy vọng tiêu diệt loài nấm này mở ra với nghiên cứu mới nhất của một nhóm các nhà nghiên cứu do trợ lý kỹ thuật cơ khí Steven Naleway của Đại học Kỹ thuật Utah (Mỹ) đứng đầu. Theo đó, khi nghiên cứu cấu trúc sinh học của các tua rễ, họ phát hiện phần thân rễ của loài nấm này có một lớp mêlanin bên ngoài bảo vệ các tua khỏi hóa chất và lực cơ học.

 

Xóa sổ cả 1 khu rừng, đó là khả năng quái vật của sinh vật lớn nhất thế giới: 35.000 tấn - Ảnh 5.

Armillaria ostoyae là một loại nấm ký sinh với những xúc tu dài màu đen, lan rộng ra và tấn công thảm thực vật. Cấu trúc dạng dây của nó được gọi là thân rễ tìm kiếm và tấn công cây bằng cách hút chất dinh dưỡng của chúng. Chúng được biết là đã lây nhiễm và giết chết hơn 600 loại cây thân gỗ, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với rừng và ngành nông nghiệp. Ảnh: Debora Lyn Porter / Trường Đại học Kỹ thuật Utah

Lớp mêlanin giống như một loại nhựa dẻo dai (và đối với thế giới tự nhiên, lớp nhựa đó khá mạnh). Lớp mêlanin đặc biệt đó đã cung cấp cho các xúc tu của nấm có sức mạnh để tạo đủ áp lực, cùng với sự trợ giúp của các enzym, để xuyên thủng các rễ gỗ cứng và rút cạn chất dinh dưỡng của cây.

Steven Naleway hy vọng rằng nông dân, quan chức lâm nghiệp và các nhà phát triển kiểm soát dịch hại được trang bị kiến thức mới này có thể đưa ra phương pháp hiệu quả hơn để ngăn chặn loại nấm có khả năng chống chịu 'diệt mồi' và chống chịu khủng khiếp này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm