Tiết lộ khuôn mặt của 'nòng nọc sát thủ' đã khủng bố Trái đất trước khi có khủng long
Bằng cách ghép các mảnh của hộp sọ cổ đại lại với nhau, các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của một sinh vật "nòng nọc" giống cá sấu 330 triệu năm tuổi. Crassigyrinus scoticus sống cách đây 330 triệu năm ở vùng đất ngập nước ngày nay là Scotland và Bắc Mỹ.
Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới thuộc họ ăn thịt / Lộ diện loài quái thú mới: Đầu cá sấu, chân như người, mình khủng long
Các nhà khoa học đã biết về loài đã tuyệt chủng, Crassigyrinus scoticus, hơn 10 năm trước. Nhưng do tất cả các hóa thạch được biết đến của loài ăn thịt nguyên thủy đều bị nghiền nát nghiêm trọng nên rất khó để tìm hiểu thêm về nó.
Giờ đây, những tiến bộ trong chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh 3D đã cho phép các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghép các mảnh lại với nhau bằng kỹ thuật số, tiết lộ thêm chi tiết về loài thú cổ đại này.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, C. scoticus là một động vật bốn chân, mà loài động vật bốn chi có liên quan đến những sinh vật đầu tiên chuyển từ nước lên cạn. Động vật bốn chân (Tetrapods) bắt đầu xuất hiện trên Trái đất khoảng 400 triệu năm trước, khi các động vật bốn chân sớm nhất bắt đầu tiến hóa từ cá vây thùy.
Tuy nhiên, không giống như họ hàng của nó, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy C. scoticus là một động vật sống dưới nước. Điều này có thể là do tổ tiên của nó đã từ đất liền trở về nước, hoặc vì chúng chưa bao giờ đặt chân lên đất liền ngay từ đầu. Thay vào đó, chúng sống trong đầm lầy - những vùng đất ngập nước mà qua hàng triệu năm sẽ biến thành các kho chứa than - ở vùng đất ngày nay là Scotland và một phần của Bắc Mỹ.
Hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học College London, Anh thực hiện cho thấy loài vật này có hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe. Mặc dù tên của nó có nghĩa là “nòng nọc dày”, nhưng nghiên cứu cho thấy C. scoticus có thân tương đối phẳng và các chi rất ngắn, tương tự như cá sấu Mỹ.
"Khi còn sống, Crassigyrinus có thể dài khoảng 2 đến 3 mét, khá lớn vào thời điểm đó. Nó có lẽ đã cư xử theo cách tương tự như cá sấu hiện đại, ẩn nấp dưới mặt nước và sử dụng cú đớp mạnh mẽ của mình để tóm lấy con mồi," tác giả chính của nghiên cứu Laura Porro, giảng viên về tế bào và sinh học phát triển tại Đại học College London, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Cột tin quảng cáo
Với hàm răng khổng lồ và đôi mắt to, Crassigyrinus scoticus được điều chỉnh đặc biệt để săn mồi trong các đầm lầy ở Scotland và Bắc Mỹ.