Khám phá

Ý nghĩa 'đáng sợ' về mặt nạ Guy Fawkes của nhóm hacker Anonymous

Biểu tượng để mọi người có thể nhận biết về Anonymous chính là chiếc mặt nạ Guy Fawkes

'Kinh hãi' với những thói quen chấn động của các 'ông hoàng bà chúa' / Ngô Dụng khích Lâm Xung giết Vương Luân: 'Bước ngoặt của Thuỷ Hử'

Anonymous - nhóm tin tặc quyền lực nhất thế giới - cái tên được nhắc đến đầu tiên mỗi khi phát hiện ra một vụ tấn công mạng. Đây là biệt danh của một nhóm tội phạm Internet, thường xuyên tấn công trực tuyến vào những thời điểm chính trị nhạy cảm. Khẩu hiệu của nhóm là: "We never forgive, we never forget” (Chúng tôi không bao giờ tha thứ, chúng tôi không bao giờ quên).
Anonymous– có nghĩa là ẩn danh - ra đời vào năm 2003 và được tượng trưng cho công đồng người sử dụng Internet ẩn danh. Biểu tượng để mọi người có thể nhận biết về Anonymous chính là chiếc mặt nạ Guy Fawkes - Mặt nạ có một nụ cười ma quái với khuôn mặt trắng bệch của một người đàn ông trung niên. Đây cũng là biểu tượng của “bạo lực cách mạnh 400 năm” về trước, bắt nguồn từ nước Anh trong thế kỉ 17. Guy Fawkes sinh ra tại thành phố York của Anh, ông cảm thấy bất mãn với sự thống trị của hoàng gia.
Anonymous.
Anonymous.
Vào ngày 5/11/1605, ông cùng các bạn đã chôn 36 thùng thuốc nổ dưới nền gạch của toàn nhà quốc hội ở Lôn Đôn, mục tiêu ám sát vua James I. Tuy nhiên, các hành động của ông đã bị bại lộ trước giờ cuộc họp quốc hội diễn ra. Guy Fawkes bị bắt, tuy ông phải là chủ mưu nhưng vẫn bị coi là người châm ngòi nổ thuốc súng. Ông đã bị kết tội phản phản quốc, bị án treo cổ, móc lấy nội tạng và cho xe kéo lê khắp phố phường qua 4 vùng đất ở nước Anh vào năm 1606. Trước khi chết, nhà vua hi vọng Fawkes có thể nói ra những câu tỏ ra khuất phục, nhưng đáp lại, Fawkes vẫn giữ gương mặt có nét cười bí hiểm. Đến năm 1981, hình ảnh về Fawkes với nụ cười mỉm đầy huyền bí bật sống dậy nhờ họa sĩ truyện tranh Alan Moore trên tác phẩm “V for vendetta” được đăng trên một tạp chí truyện tranh.
Nhân vật V trong truyện của Moore có một chiếc mặt nạ nụ cười lạnh lùng, khoác trên mình một tấm áo choàng đen và đầu đội mũ phớt chóp nhọn và trở thành một hiệp sĩ luôn đối đầu với chính phủ cầm quyền. Tuy nhiên, cuốn truyện đã bị cấm dừng xuất bản khi ra mắt được 26 tuần, mãi đến 5 năm sau cuốn truyện mới chính thức được phép lưu hành. Một bộ phim có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng vào năm 2006 mang tên “V for vendetta”, được công chiếu rộng rãi cũng đã góp công ruyền bá biểu tượng này.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm