Yếu tố bất ngờ giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục Thế giới
Rùng rợn “bàn tay ma” trong bức ảnh 100 năm tuổi / Linh cẩu hung dữ truy sát trâu rừng gần nhà nghỉ
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng lãnh thổ của mình nhờ tình hình thời tiết có sự thay đổi bất thường. Tại khu vực châu Á, thời tiết lạnh giá khô hạn giúp nhà lãnh đạo của đế chế Mông Cổ mở rộng đất đai, bành trướng ảnh hưởng. Với thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn cho phép kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn mở rộng phạm vi hoạt động sang khu vực Trung Á.
Các nhà khoa học nghiên cứu những cây thông cổ Siberia ở miền trung Mông Cổ vào khoảng 2.000 năm trước tin rằng, sức mạnh của đế chế Thành Cát Tư Hãn nổi lên trùng khớp với thời điểm mưa lớn bất thường xuất hiện trong một vài thập kỷ. Điều đó khiến những cánh đồng cỏ khô cằn ở châu Á phát triển.
Những đồng cỏ màu mỡ, tươi non hơn trở thành nguồn cung thức ăn dồi dào cho đội ngựa chiến của quân đội Mông Cổ - đội quân sống theo kiểu du mục. Điều này đã góp công lớn giúp đội quân xâm lược của Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm vùng lãnh thổ tại vùng viễn đông Trung Quốc, khu vực lãnh thổ xa cực nam của Afghanistan và vùng đất xa xôi ở phía tây của Nga và Hungary.
Sau giai đoạn đó, vòng sinh trưởng cây cối trong khoảng thời gian từ năm 1211 – 1225 với lượng mưa kéo dài và thời tiết ôn hòa trùng khớp với giai đoạn nổi lên mạnh mẽ của Thành Cát Tư Hãn.
"Thời tiết có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hạn hán sang ẩm ướt, thời tiết ấm dần lên cho thấy rằng, khí hậu đóng vai trò trong các hoạt động của con người. Nó đã tạo ra những điều kiện lý tưởng cho một nhà lãnh đạo xuất hiện và đưa bộ tộc của mình thoát khỏi sự hỗn loạn, phát triển quân đội và tập trung quyền lực. Trong trường hợp vùng đất đó khô cằn, nếu như đột ngột chuyển sang thời tiết có nhiều mưa, độ ẩm bất thường thì cây cối sẽ phát triển bất thường và chuyển thành động lực quan trọng. Thành Cát Tư Hãn là nhà lãnh đạo đã nắm bắt được làn sóng thay đổi đó", tiến sĩ Hessl cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách